Bạn tôi, Wan Qing, đã làm biên tập cho các ấn phẩm của công ty trong một khu nhà máy lớn ở Quảng Châu trong nửa năm, và sau đó chuyển đến một trường dạy nghề ở Phật Sơn để bắt đầu làm biên tập viên xuất bản cho một trường cấp 3. Lương dù tuy không cao, nhưng vì là nguyệt san cho trường học nên công việc ngày thường của cô ấy cũng không mấy vất vả.
Wan Qing sinh hoạt trong khuôn viên trường nên cũng không tiêu nhiều tiền. Sau nửa năm, cô ấy có một khoản tiền tiết kiệm. Nhưng cô ấy lại tỏ ra rất đau khổ, một là chỗ đó hơi lạc lõng, không có chỗ tiêu tiền, hai là cuộc sống cảm thấy nhàm chán, cứ như thế này thì mấy chục năm nữa rồi trở thành bà cô già, trong khi kiến thức công việc, kỹ năng cuộc sống chẳng thể tích luỹ thêm gì cả.
Cuối cùng Wan Qing cũng tìm được một công việc ở Quảng Châu, lương tháng của cô ấy tăng thêm vài ngàn, còn khối lượng công việc của cô ấy tăng gấp mấy lần. Khi bận rộn, cô ấy sẽ gửi hình ảnh làm thêm trong nhóm và khóc: "Cuộc sống là một trận chiến". Trong vài lần tụ họp, Wan Qing nói với tôi rằng cô ấy rất vui khi trở lại Quảng Châu, công việc tuy nhiều và khó nhưng có nhiều cơ hội hơn cho cuộc sống. Cô ấy có thể đến thư viện, đi xem hòa nhạc và ngồi trò chuyện với những người bạn thân của mình về chân lý cuộc sống; cô ấy có thể sống trong một căn hộ dành cho người độc thân, đi đến quán bar đêm và tham gia các hoạt động đọc sách ngoại tuyến… Wan Qing còn nói rằng: "Nếu bạn sinh ra đã dễ dàng, không ai muốn phải chịu đựng những khó khăn của cuộc sống. Nhưng cuộc sống mà, làm gì có điều gì dễ dàng chứ.”
(Ảnh minh hoạ)
Tôi đã từng xem được một đoạn video ngắn, trong video, cô gái vừa tốt nghiệp được một năm rơi nước mắt trước ống kính khi biết câu hỏi của cuộc phỏng vấn là: "Bạn có gặp khó khăn gì sau khi tốt nghiệp đại học không?" Cô gái trả lời rằng: "Đó là khi tôi bị ốm, mới tháng trước thôi."
Các cô gái vừa ra trường và làm việc ở Quảng Châu hầu hết sẽ có mức lương hàng tháng trung bình khoảng 3.000 nhân dân tệ. Họ phải trích ra các khoản cố định như tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống, đi lại và các chi phí khác. Tất nhiên là chẳng có khoản dư nào để tiết kiệm cả. Cô gái trong video cũng chia sẻ rằng bản thân rất ít khi giao lưu với bạn bè, cũng ít khi ăn ngoài bởi cô ấy không có tiền. Đã ra trường, đi làm nên cô cũng không thể ngửa tay xin tiền bố mẹ, nên cuộc sống của cô mỗi ngày trôi qua đều là "lấy tường đông lấp tường tây" mà thôi.
(Ảnh minh hoạ)
Một tuần trước khi lấy lương, cô ấy ngã bệnh và phải đến bệnh viện để truyền dịch, mua thuốc. Thanh toán xong hoá đơn bệnh viện, tất cả những gì cô ấy còn lại là 100 tệ. Cô ấy chỉ có thể mua một gói cháo trắng ăn liền cho qua bữa tối, rồi suy tính đến việc những ngày tiếp theo có thể ăn gì với khoản tiền nhỏ nhoi còn lại. Tuy nhiên, dòng suy nghĩ của cô bị cắt đứt khi mẹ gọi điện đến và hỏi: "Con ăn chưa?" "Con ăn rồi" - nói xong, cô gái che mặt nghẹn ngào. Đến cô ấy cũng phải sốc vì tình hình hiện tại của mình. Một cô gái sinh năm 9x, quần áo sáng sủa, tươm tất, trang điểm tinh tế để đi làm lại có thu nhập hàng tháng ít ỏi đến mức thảm thương, thậm chí còn ít hơn mức lương lao động chân tay cô từng làm thời năm 2 đại học.
Cuối cùng cô gái cũng gạt nước mắt và trả lời người phỏng vấn rằng: "Công việc hiện tại cũng vất vả lắm, nhưng em muốn gắn bó thêm một thời gian nữa, chắc chắn sẽ ngày càng tốt hơn thôi."
(Ảnh minh hoạ)
Trên thực tế, sẽ có hai loại động lực thúc đẩy con người thay đổi, một là từ bên trong và hai là môi trường bên ngoài. Nói một cách cụ thể hơn nỗi sợ hãi buộc bạn phải chạy và những mầm mống hy vọng khiến bạn phải chạy. Bởi, nếu chỉ có sợ hãi và không có hy vọng, những người bi quan có xu hướng đặt mình vào tình huống tuyệt vọng.