Tài chính

Không đầu tư chứng khoán hay bất động sản, freelancer 27 tuổi kiếm gần 2,5 tỷ đồng/năm: Thảnh thơi làm việc 4 tiếng/ngày, có gì khó chỉ cần hỏi ChatGPT


Tony Dong là một người viết nội dung trong lĩnh vực tài chính ở Vancouver, Canada. Anh cho biết mình quản lý thời gian của mình rất hiệu quả. Freelancer 27 tuổi này nói rằng anh đã kiếm được 149.000 CAD (khoảng 2,4 tỷ đồng) vào năm 2022 và ước tính làm việc khoảng 30 giờ/tuần.

Doug chủ yếu theo dõi nội thuộc lĩnh vực ETF và viết bài cho các trang web như U.S. News & World Report và The Motley Fool. Sau khoảng 1 năm viết báo kiếm thêm tiền để đi du lịch, anh nhận ra mình hoàn toàn có thể kiếm sống từ công việc "freelance writer" này.

Dong từng làm cố vấn rủi ro cấp cao tại TransLink - cơ quan quản lý giao thông khu vực của hệ thống tàu điện ngầm Vancouver, và quyết định nghỉ việc vào tháng 3/2022. Tháng tiếp theo, anh kiếm được 10.700 CAD chỉ từ công việc tự do. Thu nhập vẫn ổn định trong tháng 5 và tháng kiếm được nhiều tiền nhất là tháng 9 với 17.000 CAD.

Thông thường, trong 1 tháng, Dong sắp xếp khoảng 24 giờ/tuần để viết và 6 giờ để làm những công việc "không ra tiền", ví dụ như lập hóa đơn cho khách hàng, quản lý sổ sách của mình và tương tác với khách hàng.

Sang năm 2023, anh kỳ vọng mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là từ 200.000 đến 260.000 CAD. Anh giải thích rằng, thu nhập hàng tháng của mình có xu hướng giảm vào mùa hè vì muốn giảm số lượng công việc để đi du lịch nhiều hơn.

Trong công việc, Dong thường sử dụng một số công cụ để hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn ví dụ như ChatGPT. Anh sử dụng ứng dụng chatbot AI này như một "trợ lý ảo", giúp nghĩ tiêu đề và lên ý cho dàn bài.

Không đầu tư chứng khoán hay bất động sản, freelancer 27 tuổi kiếm gần 2,5 tỷ đồng/năm: Thảnh thơi làm việc 4 tiếng/ngày, có gì khó chỉ cần hỏi ChatGPT - Ảnh 1.

Ví dụ, Dong cần viết một bài báo về ETF an ninh mạng, anh yêu cầu ChatGPT cung cấp 3 "tiêu đề hấp dẫn, lôi cuốn và thú vị". Anh lưu ý rằng mình rất cụ thể với yêu cầu của mình với. Anh khá hài lòng với 1 trong số các kết quả đó là "Stay Ahead of The Threat: 3 Cyber Security ETFs For the Future" (Tạm dịch: Cẩn thận trước những mối đe dọa hiện hữu: Đây là 3 quỹ ETF an ninh mạng hữu ích cho tương lai). Dong rất tâm đắc về tiêu đề này và thậm chí còn chưa nghĩ đến nội dung đó.

Ngoài ra, Dong cũng sử dụng ChatGPT để viết dàn ý cho nội dung để gửi cho các biên tập viên, khi anh muốn trình bày ý tưởng cho bài viết. Nếu không chắc chắn mình sẽ sắp xếp bài viết như thế nào, anh sẽ hỏi ChatGPT câu hỏi đại loại như: "Tôi có một bài báo về các quỹ ETF theo dõi S&P 500 tốt nhất. Hãy viết cho tôi 3 ví dụ về dàn ý bao gồm cả tiêu đề và tiêu đề phụ." Sau đó, ứng dụng này cho ra kết quả cực kỳ nhanh.

Tuy nhiên, Dong không sử dụng công cụ này cho mọi bài báo mà anh viết. Ví dụ, anh đang đề cập để một chủ đề mà mình đã hiểu rõ thì không cần đến sự trợ giúp. Tuy nhiên, nếu có đề tài lại, Dong sẽ sử dụng trợ lý AI.

Dong nói: "Nếu tôi phải viết về hoạt động kinh doanh của Apple, song tôi lại không biết gì về họ cả. Tôi không phải là người chuyên lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Tôi sẽ hỏi ‘Này ChatGPT, hãy cho tôi biết 5 điều thú vị về Apple với khía cạnh là một khoản đầu tư’."

Không đầu tư chứng khoán hay bất động sản, freelancer 27 tuổi kiếm gần 2,5 tỷ đồng/năm: Thảnh thơi làm việc 4 tiếng/ngày, có gì khó chỉ cần hỏi ChatGPT - Ảnh 2.

Trong ví dụ này, ChatGPT sẽ cung cấp thông tin về doanh thu của Apple tăng bao nhiêu khi họ cho ra mắt một sản phẩm nhất định. Anh cho biết, thực tế là bạn vẫn phải xác thực thông tin đó và Dong cũng phải đọc báo cáo tài chính của Apple. Tuy nhiên, vì đã hiểu rõ mình đang tìm kiếm điều gì nên Dong có điểm xuất phát để tìm kiếm thêm thông tin.

Dong nhấn mạnh rằng ChatGPT không thể viết báo. Anh cho biết đã yêu cầu chatbot viết bài báo giống của anh: "Tôi thậm chí còn không đưa cho ChatGPT dàn bài để xem nó sẽ sản xuất như thế nào và không hề giống với bài của mình, nội dung rất mơ hồ, chung chung và nhiều dẫn chứng gây hiểu lầm."

Tuy nhiên, nhìn chung, Dong không muốn sử dụng ChatGPT cho mục đích đó vì độc giả không muốn đọc những thứ mà AI viết ra. Đó là lý do tại sao Dong cho rằng những người sản xuất nội dung như anh không nên lo sợ về ChatGPT, mà thay vào đó hãy học cách để làm việc cùng công cụ này.

Ngoài ChatGPT, Dong còn sử dụng Grammarly, một trợ lý online giúp chỉnh sửa ngữ điệu và cấu trúc câu. Theo Dong, công cụ này giúp chúng ta có cấu trúc câu trôi chảy hơn, nó giúp anh viết câu ngắn gọn, diễn đạt theo ý chủ động chứ không phải bị động.

Một công cụ khác mà Dong thường xuyên sử dụng là Dragon Professional, phần mềm nhận dạng giọng nói. Thay vì tự tay đánh máy các bài báo của mình, Dong sẽ nói vào micro và phần mềm này sẽ chuyển lời nói thành dạng chữ, sau đó anh sẽ cho Grammarly "quét" qua.

Ứng dụng này tính phí 500 USD nhưng Dong cho rằng không ai nên sợ những khoản phí như vậy và anh coi đó là "lợi tức đầu tư". Chỉ cần vết 2 bài báo anh đã có thể bù đắp được khoản tiền đó. Và càng sử dụng nhiều, Dong càng nhận được nhiều lợi tức đầu tư.

Tham khảo BI 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm