Chứng khoán

Khối ngoại đảo chiều mua ròng gần 555 tỷ đồng tuần VN-Index tiếp đà hồi phục, tâm điểm GAS, MWG, VND

Trong tuần, diễn biến của thị trường thế giới đã đem lại tâm lý tích cực cho nhà đầu tư khi các chỉ số chứng khoán Mỹ liên tục ghi nhận diễn biến tăng điểm. Thị trường Việt Nam nhờ vậy cũng có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm với mức tăng 15,51 điểm, tương đương 1,32% để chốt phiên thứ Sáu tại 1.194,76.

Đáng chú ý khi trong tuần VN-Index đã có 2 phiên thử thách mốc tâm lý 1.200 nhưng vẫn chưa thể đóng cửa trên mốc này dù liên tục bứt lên trong phiên.

Sự hồi phục của thị trường tuần đến từ nhiều cổ phiếu của các ngành khác nhau, trong đó GAS với mức tăng 10,6% đã giúp VN-Index có thêm 5 điểm. Trong top 10 xuất hiện BCM và VGC là 2 cổ phiếu không thuộc nhóm VN30, với mức tăng lần lượt 5,9% và 15,2% đã giúp VN-Index tăng 1 điểm và 0,9 điểm. 

Khối ngoại đảo chiều mua ròng 650 tỷ đồng cổ phiếu trên HOSE 

Liên quan đến giao dịch của nhóm NĐT nước ngoài, khối này đảo chiều mua ròng gần 555 tỷ đồng với khối lượng hơn 3,7 triệu đơn vị. Trong đó, khối ngoại đảo chiều mua ròng cổ phiếu niêm yết trên sàn này với gần 650 tỷ đồng. Tuần trước đó (11 – 15/7) ghi nhận giá trị bán ròng hơn 672 tỷ đồng. Quy mô rút vốn tại chứng chỉ quỹ hóan đổi danh mục (ETF) nội giảm từ gần 508 tỷ đồng tuần trước xuống còn 94 tỷ đồng tuần này.

Thống kê giao dịch cụ thể trên HOSE, tính riêng kênh khớp lệnh thì giá trị vào ròng là 518 tỷ đồng. Cổ phiếu GAS của PV Gas dẫn đầu về quy mô mua ròng trong tuần với 187 tỷ đồng. Lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố hỗ trợ đà tăng của GAS trong tuần qua. Thị giá mã này có nhịp tăng 10,6% để kết tuần tại ngưỡng 107.800 đồng/cp.

Kế đến, ông lớn ngành bán lẻ MWG tiếp tục nằm trong tâm điểm hút tiền của nhà đầu tư nước ngoài với giá trị 137 tỷ đồng.

Trong nhóm tài chính - ngân hàng, cổ phiếu VND của VNDirect cũng có giá trị mua ròng gần 103 tỷ đồng trong tuần gần như đi ngang. Tương tự, SSI, LPB, CTG được mua ròng lần lượt 94 tỷ, 89 tỷ và 61 tỷ đồng.

Lực mua còn xuất hiện tại các cổ phiếu vốn hóa lớn rổ VN30 như VNM (91 tỷ đồng), MSN (83 tỷ đồng) hay SAB (60 tỷ đồng),...

 

 

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

 

Ở chiều bán ra, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu với quy mô 177 tỷ đồng. Từ một "cổ phiếu quốc dân", HPG liên tục gây thất vọng với đà lao dốc mạnh mẽ và "ì ạch" trong quá trình hồi phục của thị trường chung. Nếu tính từ đầu năm 2022, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát cũng chính là tâm điểm bán ròng của NĐT nước ngoài với giá trị rút ròng lên tới hơn 5.800 tỷ đồng.

Theo dõi giao dịch cho thấy rằng dòng tiền ngoại còn rút ra ở các bluechip với quy mô trên 100 tỷ đồng như VHM (124 tỷ đồng) và FPT (104 tỷ đồng),... Giao dịch bán ròng dưới trăm tỷ đồng còn được chứng kiến tại STB (77 tỷ đồng), DXG (43 tỷ đồng), NVL (32 tỷ đồng), BVH (27 tỷ đồng), VRE (27 tỷ đồng).

Sàn HNX bị rút ròng gần 16 tỷ đồng

Đối lập xu hướng giao dịch trên HOSE, khối ngoại bán ròng gần 16 tỷ đồng trên HNX. Giá trị mua vào và bán ra lần lượt là 26 tỷ đồng và 42 tỷ đồng.

Cổ phiếu PVS của ổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là tâm điểm bán ròng với gần 8,4 tỷ đồng. Nối tiếp, mã BVS cũng nằm trong tâm điểm rút vốn của khối ngoại với 7 tỷ đồng. Những mã khác trên HNX bị bán ròng trên 1 tỷ đồng có THD, VCS, DP3.
Ở chiều mua vào, các cổ phiếu đều ghi nhận lực mua thấp hơn 2 tỷ đồng. Mã PVG được mua mạnh nhất (1,3 tỷ đồng), theo sau là TNG (1,1 tỷ đồng), DL1 (1 tỷ đồng), SD5 (1 tỷ đồng), NTP (600 triệu đồng).

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

BSR trở lại hút tiền trên thị trường UPCoM

Trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng mua ròng gần 9 tỷ đồng trên UPCoM với chiều mua (141 tỷ đồng) và bán (132 tỷ đồng).

Cũng giống như trên HOSE, cổ phiếu nhóm dầu khí trở lại hút tiền trên thị trường UPCoM. Mã BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn có giá trị mua ròng hơn 22,4 tỷ đồng, đứng sau là ACV (5,6 tỷ đồng). Những mã còn lại bị bán trên dưới 1 tỷ đồng như MCH, WSB, FOC,...

Ở chiều bán ra, khối ngoại chưa dừng bán ròng cổ phiếu VTP của Vietel Post. Tuần qua mã này bị rút ròng mạnh nhất gần 13 tỷ đồng. Một số mã khác cùng chiều rút vốn như QNS (4,3 tỷ đồng), VEA (2,9 tỷ đồng), MFS (1 tỷ đồng), CLX (900 triệu đồng),...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm