Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng trở lại gần 1.400 tỷ đồng tuần đầu năm 2024

Khởi đầu năm mới 2024 thuận lợi, VN-Index đã có nhiều điểm tích cực trong tuần giao dịch đầu tiên. Chỉ số đã tăng trong cả 4 phiên đầu năm với tổng số điểm là 24,75, tương đương tăng 2,14% so với tuần trước đó, kéo dài chuỗi tăng liên tục của VN-Index lên 6 phiên. Chốt tuần tại 1.154,68, VN-Index cũng thành công chinh phục mốc 1.150 điểm. 

Trong tuần cũng xuất hiện phiên giao dịch tỷ USD tại ngày 4/1 với thanh khoản vượt 25.000 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 20.379 tỷ đồng, tăng 11,6% so với tuần trước và 13,2% so với trung bình 5 tuần gần đây.

Bất ngờ tăng mạnh và đồng loạt, nhóm cổ phiếu ngân hàng có tới 9 đại diện trong Top 10 cổ phiếu tác động tích cực lên VN-Index, trong đó dẫn đầu là VCB với mức đóng góp hơn 8 điểm. Theo sau đó, CTG và MBB ủng hộ 2,57 điểm và 2,45 điểm vào sắc xanh của thị trường. Chiều giảm điểm, BCM là tác nhân chính có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, tuy nhiên mức tác động không quá đáng kể.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng hơn 1.190 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, họ rút ròng gần 640 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Thống kê cho thấy khối ngoại bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ SSIAM VNFin Lead ETF (FUESSVFL) với quy mô gần 390,4 tỷ đồng. Tương tự, chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng bị rút ròng 158,3 tỷ đồng.

Đối với giao dịch cổ phiếu, cổ phiếu VHM bị NĐT nước ngoài bán ròng với 226 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại cũng rút ròng nhiều cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình như SHB (116,1 tỷ đồng), VRE (91,2 tỷ đồng), GAS (88,2 tỷ đồng), VNM (84 tỷ đồng), NLG (61,7 tỷ đồng), LPB (61,4 tỷ đồng), MSN (25,4 tỷ đồng), ...

Ở phía đối diện, cổ phiếu VCB của Vietcombank tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng sau nhiều tuần bị bán ròng. Mã này được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 345,9 tỷ đồng trong tuần, bỏ xa các đại diện còn lại trong top mua ròng.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong danh mục rót ròng của khối ngoại như VPB (162,7 tỷ đồng), OCB (66,6 tỷ đồng), CTG (47,8 tỷ đồng), MSB (41,4 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng tiền nước ngoài còn tìm đến VHC, GEX, HSG, VCI ... với giá trị dưới 100 tỷ đồng.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2/4 phiên trong tuần qua. Tính chung cả tuần khối này đảo chiều bán ròng hơn 24 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 1,27 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại tập trung bán ròng 57,8 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS, theo sau là 15,7 tỷ đồng mã BVS. Ngoài ra, nước ngoài cũng rút ròng các cổ phiếu như TNG, HUT, TIG, ... với giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 53,6 tỷ đồng gom cổ phiếu IDC của Tổng Công ty IDICO. Cùng chiều, SHS cũng được mua ròng với quy mô 37,1 tỷ đồng. Danh mục mua ròng còn có sự góp mặt của LAS, VGS, NRC, ... với giá trị thấp hơn. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng cả 4 phiên trong tuần. Tổng cộng, họ bán ròng gần 6,94 triệu đơn vị với tổng giá trị gần 168 tỷ đồng.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất 99,9 tỷ đồng ở cổ phiếu NCG của Tập đoàn Nova Consumer. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu VTP (38,3 tỷ đồng), QNS (30,9 tỷ đồng), ACV (25 tỷ đồng), VEA (3,7 tỷ đồng), ...

Ở phía đối diện, cổ phiếu GDA của Tôn Đông Á tiếp tục dẫn đầu với quy mô 7,1 tỷ đồng. Kế tiếp, nhà đầu tư nước ngoài cũng gom ròng 5,5 tỷ đồng mã BSR và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như MML, BVB, TCI, ...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng "xắn tay" trực tiếp điều hành VinFast, Chủ tịch FPT U70 vẫn đích thân đi chào sản phẩm, sếp Hoàng Nam Tiến thành lãnh đạo nhờ bán hàng gấp 100 lần người khác

Để thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên trên thị trường toàn cầu, những lãnh đạo cao nhất như ông Phạm Nhật Vượng hay ông Trương Gia Bình vẫn trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động vận hành. Theo lời Chủ tịch FPT, rất ít lãnh đạo doanh nghiệp lớn trực tiếp "đi bán hàng" vì phải "hạ mình chiều khách".