Xã hội

Khối doanh nghiệp nào có mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao nhất?

Tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trong giai đoạn 2016 - 2021, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động có sự gia tăng hằng năm.

Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động năm 2021 là 5,6 triệu đồng, tăng 33,33% so với mức của năm 2016.

Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của người lao động của năm 2021 bằng 86% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương; bằng 76% GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2021.

Công nhân lao động tại một doanh nghiệp của Hà Nội. (Ảnh: TTXVN).

Xét theo từng loại hình doanh nghiệp, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp Nhà nước năm 2021 là 6,5 triệu đồng, tăng 54,76% so với mức của năm 2016.

Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp Nhà nước năm 2021 bằng 115% so với tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nói chung.

Tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2021, mức 6,1 triệu đồng là tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 23,29% so với mức của năm 2016.

Mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại khu vực này bằng 107,9% so với tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nói chung.

Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm năm 2021 là 5,1 triệu đồng, tăng 30,76% so với mức của năm 2016.

Theo Bộ LĐTBXH, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp có xu hướng tăng lên hàng năm. Trong đó, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao nhất thuộc về doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp sau đó là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong năm 2022, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động là 5,73 triệu đồng/tháng, chiếm khoảng 75% thu nhập bình quân của người lao động làm công, hưởng lương.

Trước thực tế trên, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương, và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Lời khai ban đầu của các đối tượng tấn công trụ sở UBND xã tại Đắk Lắk

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ, chúng nghe theo lời xúi giục của bọn phản động hứa hẹn sau khi thực hiện hành vi tấn công vào trụ sở UBND xã sẽ được cho tiền, được đưa vượt biên sang nước ngoài và được lo cho cuộc sống ấm no hơn...