Kỹ năng sống

Khoa học lý giải vì sao người "lười biếng" thường thông minh và thành công

Khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy sự lười biếng thực sự có thể là một dấu hiệu của trí thông minh.

Những người lười vận động suy nghĩ nhiều và sâu hơn

Trung bình, những người ít hoạt động thể chất có xu hướng thông minh hơn những người hoạt động thể chất, theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Tâm lý Sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát triển một mô tả hoa mỹ cho “sự lười biếng” là “nhu cầu nhận thức”. Những người có đặc điểm này thường nhìn mọi thứ một cách có cấu trúc và hợp lý, thích các hoạt động mang lại sự kích thích tinh thần mạnh mẽ như động não giải câu đố hay tranh luận.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bảng câu hỏi để đánh giá “nhu cầu nhận thức”. 60 đối tượng của họ được chia thành hai nhóm, “những người nghĩ nhiều” và “những người nghĩ ít” dựa trên câu trả lời khảo sát của họ. Sau đó, tất cả những người tham gia đều đeo thiết bị theo dõi hoạt động trong khoảng thời gian 7 ngày, cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về thói quen của họ.

Dữ liệu cho thấy những người có chỉ số IQ cao ít cảm thấy buồn chán hơn, khiến họ ít hoạt động hơn và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ. Trong khi đó, nhóm người thích vận động lại cảm thấy nhàm chán khi ngồi yên và suy nghĩ có chiều sâu. Họ chỉ có thể kích thích trí óc bằng các hoạt động tích cực như thể thao, thể chất.

Những người lười biếng thực sự thông minh hơn và thành công hơn?

Điều đó chắc chắn không thể khẳng định 100%. Nhưng một phần của vấn đề có thể liên quan đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân sự lười biếng bởi rất có thể những thứ mà chúng ta vẫn gắn với sự lười biếng thực ra không phải là biểu hiện của sự lười biếng.

Bill Gates từng nói: “Tôi luôn chọn một người lười biếng để làm một công việc khó khăn, bởi vì một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó”.

Khoa học lý giải vì sao người lười biếng thường thông minh và thành công - Ảnh 1.

Bill Gates

Nhiều người có “nhu cầu nhận thức” cao chú tâm đến việc giảm thiểu các hành động lãng phí và thay vào đó thích sử dụng các quy trình hiệu quả. Vì vậy, có lẽ thuê một người lười biếng không phải là ý tưởng tồi tệ. Họ có thể là những nhà tư vấn chiến lược nghĩ ra những lối tắt thông minh, cách để loại bỏ vấn đề tiết kiệm thời gian và có đóng góp những ý tưởng mới, sáng tạo cho công ty.

Michael Lewis, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất “Moneyball” và “The Big Short” từng chia sẻ phần lớn thành công của mình trực tiếp là do lười biếng.

“Sự lười biếng của tôi đóng vai trò như một bộ lọc,” Lewis nói trong một cuộc phỏng vấn với Ryan Smith, CEO công ty khảo sát trực tuyến Qualtrics, "Tôi chỉ có hứng thú bắt tay vào một việc gì đó nếu nó thực sự thú vị".

Game cũng được gắn với định kiến về sự lười biếng khi được coi là hoạt động không cần suy nghĩ mà người lười đều thích. Nhưng bất kỳ ai từng chơi trò chơi Fortnite đều biết rằng nó đòi hỏi tư duy chiến lược và khả năng giải quyết vấn đề rất cao.

Khoa học lý giải vì sao người lười biếng thường thông minh và thành công - Ảnh 2.

Bản thân Elon Musk được biết đến là một game thủ cừ khôi, và ai có thể nói ông là kẻ lười biếng khi Musk làm việc hơn 100 giờ/ tuần, nhiều năm không có kỳ nghĩ và xây dựng 6 công ty cực kỳ thành công. Mark Zuckerberg và co-founder Google Larry Page cũng là những người thành công yêu thích game. Vậy nên định kiến “người thích chơi game” là người lười biếng và kém thông minh chắc chắn không đúng trong những trường hợp này,

"Lười biếng" là một từ được định nghĩa rộng rãi. Tuy nhiên, trước khi đưa ra những phán xét, chúng ta nên để ý hơn về bản chất ở bên trong một con người và nắm bắt những khía cạnh tích cực của sự lười biếng bên trong của chính chúng ta.

Bài viết của Tom Popomaronis, một chuyên gia thương mại, Giám đốc Cấp cao về Đổi mới Sản phẩm tại Tập đoàn Hawkins. Tác phẩm của ông đã được đăng trên tạp chí Forbes, Fast Company và The Washington Post. Năm 2014, ông được Tạp chí Kinh doanh Baltimore vinh danh là một trong “40 Under 40”.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm