Ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi (cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 45km) tọa lạc ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Chùa có tên chữ Sùng Nghiêm Tự, mang vẻ đẹp cổ kính nhất nhì xứ Đoài xưa. Dấu tích xưa của chùa là một ngôi miếu nhỏ, đến năm Nhâm Thân 1632, miếu được xây lại thành chùa lớn như hiện nay. Từ đó đến nay, chùa đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn giá trị lịch sử của kiến trúc cổ.
Điểm ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến chùa Mía là các pho tượng La Hán ở hành lang. Ở dãy hành lang bên phải, 9 pho La Hán được tạo đắp diện tướng khác nhau, mỗi vẻ mặt với một trạng thái từ bi đôn hậu. Dãy hành lang bên trái, 9 pho La Hán khác được tôn đắp sinh động theo nghệ thuật dân gian, gần gũi với đời sống.
Tấm bia đá cổ cao hơn 1,6m, rộng 1,2 m, dựng trên lưng con rùa đá được khắc vào năm 1634 ghi lại thời gian trùng tu chùa.
Chùa Mía khá nổi tiếng với khi sở hữu 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng đất. Với số lượng pho tượng hiện có, chùa Mía được biết đến là nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Sẽ là không quá nếu như gọi số tượng này là "kho báu" của ngôi chùa.
Những bức tượng mô tả các giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật. Ngoài ra, chùa Mía còn có nhiều tượng đất đặc trưng cho nghệ thuật làm tượng đất cổ như tượng bát bộ Kim Cương, Khuyến Thiện và Trừng Ác.
Pho tượng Hộ pháp cao hơn 2m với hình khối, bố cục vững chắc, thân hình cân đối.
Nhờ được chạm khắc, tạo tác từ nhiều chất liệu với số lượng lớn, đề tài và hình thức thể hiện đa dạng, mang tính đại diện cho hệ thống tượng Phật trong các chùa ở Việt Nam nên tháng 5-2006, chùa Mía đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.
Bộ khung gỗ được điêu khắc từ thế kỷ 17.
Chùa Mía thu hút nhiều bạn trẻ vào dịp cuối tuần.
Hệ thống tượng Phật cùng quần thể kiến trúc độc đáo đã làm nên những giá trị nghệ thuật, văn hóa - lịch sử đặc biệt của chùa Mía.
Cây Đa cổ thụ tại chùa Mía.
Tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13m ở chùa, thờ vọng xá lợi đức Phật.
Bên trên Tam quan có treo một quả chuông cổ và một chiếc khánh đồng. Theo một số tài liệu, quả chuông đồng được đúc năm 1745, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 6 (đời Lê), còn chiếc khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đời Nguyễn.