Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh vài ngày trước, CEO ASML Peter Wennink kể lại tình huống trên mà không nêu tên doanh nghiệp cụ thể. Theo ông Wennink, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chip sẽ tiếp diễn trong tương lai gần, ít nhất đối với một số ngành nghề.
Một công nhân tại Trung tâm tái chế WEEE (Hong Kong). (Ảnh: SCMP) |
ASML, công ty chuyên cung ứng thiết bị sản xuất chip, cho biết nhu cầu chip đến từ nhiều nơi. Họ đã đánh giá quá thấp độ rộng của nhu cầu.
Ngay cả các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn như Lam Research của Mỹ cũng vật lộn để có đủ linh kiện đáp ứng các đơn hàng, khiến cho việc gia tăng công suất trong ngắn hạn của các xưởng đúc chip gặp khó khăn hơn nữa.
CEO Tim Archer của ông Lam Research chia sẻ, về mặt cầu, môi trường chung rất mạnh, song những trì hoãn liên quan đến cung ứng có khả năng hạn chế mức độ đầu tư cho thiết bị chế tạo wafer năm nay. Wafer là miếng silicon mỏng cắt ra từ thanh silicon, là vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp.
Các nhà sản xuất xe hơi vẫn chưa vượt qua được “cơn khát” bán dẫn trong hơn 1 năm qua. Tuần này, Tesla thông báo sản xuất tiếp tục bị ảnh hưởng vì thiếu chip và giá linh kiện quan trọng tăng mạnh, trong khi Volkswagen cảnh báo hiệu ứng tiêu cực từ khủng hoảng chip. Đầu tuần này, Toyota hạ mức dự báo sản lượng năm 2022 thêm 100.000 đơn vị do nguồn cung bán dẫn kém hiệu quả.
Tạm dừng sản xuất và thiếu hụt linh kiện do cuộc chiến Nga – Ukraine làm cho những thách thức chuỗi cung ứng thêm căng thẳng, ngăn cản đà phục hồi của ngành công nghiệp ô tô châu Âu. Doanh số xe con tại 5 thị trường lớn nhất châu Âu thấp hơn 40% so với mức năm 2019, cho thấy khủng hoảng bán dẫn chưa được giải quyết.
Bất chấp nhu cầu điện tử tiêu dùng suy yếu, các nhà sản xuất sản phẩm và thiết bị sử dụng silicon vẫn chưa thể yên tâm. TSMC, công ty gia công chip lớn nhất thế giới, nhấn mạnh công suất năm 2022 vẫn hạn hẹp. Theo ông Wennink, một nhà sản xuất chip lớn của Trung Quốc đã được đặt hàng hết cho cả năm 2023.
CEO TSMC C.C.Wei nhắc đến các thách thức mà các nhà cung ứng của mình đang gặp phải trong cuộc họp báo cáo kinh doanh tuần trước. Căng thẳng về lao động và bán dẫn dẫn đến thời gian giao máy móc chậm hơn. Thời gian chờ tăng nhẹ trong tháng 3, đạt mức cao kỷ lục 26,6 tuần sau khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa Covid-19 và một trận động đất tại Nhật Bản tác động đến nguồn cung, theo nghiên cứu của hãng tài chính Susquehanna.