Kỹ năng sống

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3 "sở thích" giúp cơ thể sung sức, khỏe mạnh

Nhắc đến quốc gia sống thọ, người ta sẽ nghĩ ngay tới Nhật Bản. Theo báo cáo năm 2022 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, quốc gia này  có 90.526 người sống thọ từ 100 tuổi trở lên. Con số này cao gấp hơn 5 lần so với hai thập kỷ trước. Luôn đứng top đầu trong số những quốc gia sống thọ nhất thế giới, bí quyết kéo dài tuổi thọ của người Nhật cũng khiến cả thế giới phải tò mò.

Mới đây, một khảo sát của Yumi Yamamoto - Chủ tịch LongeviQuest, tổ chức xác nhận tuổi của những người già nhất thế giới và thu thập câu chuyện của họ, đã phần nào tiết lộ bí mật thực sự nằm sau sự trường thọ của những người trăm tuổi ở Nhật.

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3

Theo đó, LongeviQuest đã khảo sát 269 người trên 100 ở Nhật Bản, tròn đó có Okinawa nơi có số lượng người sống trên 100 tuổi cao rất lớn. Kết quả của khảo sát cho thấy bên cạnh thói quen không ăn nhiều thịt và dành nhiều thời gian cho gia đình, những người này còn có những thói quen giúp tăng tuổi thọ khác như sau:

    1. Không ăn no

Người Nhật thường đựng và bày thức ăn vào những bát, đĩa nhỏ. Ngay cả đồ chua hay nước sốt cũng sẽ được chia thành nhiều phần, mỗi người một bát nhỏ. Tuy có nhiều loại đồ ăn nhưng số lượng mỗi món đều rất ít. Ngoài ra, người Nhật thường có thói quen chỉ "ăn no 80%". Thói quen này giúp người Nhật hạn chế lượng, giúp giảm chứng viêm, tạo cảm giác no lâu, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, thói quen này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp tuổi sinh lý của họ trẻ hơn và sống thọ hơn.

Hơn 90.000 người Nhật sống thọ hơn 100 tuổi nhờ bí quyết ăn uống lành mạnh

 Chủ tịch Yamamoto cũng cho hay, lượng calo trung bình hàng ngày của một người đến từ Vùng Xanh Okinawa chỉ khoảng 1.900 - thấp hơn mức 2.000 calo mỗi ngày mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị.

    2. Không làm điều gì quá mức

Qua những cuộc trò chuyện với những người trăm tuổi, Chủ Tịch Yamamoto cho biết một đặc điểm chung của những người trường thọ là họ không làm mọi việc quá mức, mà thay vào đó, họ làm mọi việc một cách có chừng mực.

Về điều này, Chủ Tịch Yamamoto đưa ra ví dụ về cụ Kane Tanaka, cụ bà thọ 119 tuổi nổi tiếng ở Nhật Bản từng rất thích Coca Cola, nhưng cụ chỉ uống một chai mỗi ngày.

“Cụ ấy thích Coca Cola nhưng không nghiện và cũng không uống quá nhiều. Đây là điều mà tôi nghĩ là phổ biến ở Nhật Bản. Người Nhật ăn uống cân bằng và không ăn uống quá mức", Yamamoto cho biết.

    3. Yêu thích vận động 

Theo Chủ tịch Yamamoto, ở Nhật Bản, hầu hết những người siêu thọ ở Vùng Xanh không đến phòng tập thể dục mà thay vào đó kết hợp vận động vào cuộc sống hàng ngày như đi bộ, đi cầu thang hay chơi các môn thể thao nhóm để kết hợp giao lưu với tập thể dục. Những cách vận động này giúp họ rèn luyện chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống loãng xương, là một cách tốt để cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3

Bên cạnh việc vận động đó, chủ tịch Yamamoto cũng cho biết người Nhật thường tập thể dục theo đài. Cụ thể, họ có một chương trình phát thanh hướng dẫn người nghe các bài tập thể dục theo trọng lượng cơ thể trong 5 phút mỗi ngày. Và hầu hết những người cao tuổi ở Nhật đã giữ thói quen tập luyện này từ những năm 1982. Thói quen thực hiện các hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian ngắn có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, từ đó cải thiện tuổi thọ của nhóm người cao tuổi này.

    4. Luôn ngồi thẳng

Yamamoto cho biết: "Một điều tôi nhận thấy ở những người trên 100 tuổi ở Nhật Bản là họ rất kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân về tư thế ngồi thẳng. Dù tuổi đã cao nhưng những người Nhật Bản rất già vẫn giữ tư thế ngồi rất thẳng”.

photo-1716126880376

 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi thẳng là một tư thế rất có lợi cho sức khỏe. Khi ở tư thế này, chúng ta có thể giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể, đồng thời giúp cột sống khỏe mạnh, giảm hao mòn của bề mặt khớp, từ đó ngăn ngừa bệnh viêm thấp khớp khởi phát và giúp cơ thể hoạt động bình thường.

(Theo BI)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm