Sức khỏe

Kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong vì nhiễm khuẩn bệnh viện

Tóm tắt:
  • Kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng quan trọng để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh và an toàn cho bệnh nhân.
  • Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc đang gia tăng, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trung ương và tỉnh.
  • Dịch bệnh và kháng thuốc gây tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài điều trị, và gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
  • Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn giai đoạn 2025-2030 để cải thiện tình hình.
  • WHO cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng mô hình y tế an toàn hơn.

Đây là cảnh báo được Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế giai đoạn 2025 - 2030, tổ chức sáng 10/4.

Nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài điều trị gần 1 tháng

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy cứ 100 bệnh nhân nhập viện thì có 7-15 người mắc ít nhất một loại nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị, kéo dài thời gian nằm viện thêm từ 5 đến gần 30 ngày. Tại các quốc gia thu nhập thấp, tỷ lệ này còn cao hơn. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tình trạng này khiến người bệnh dễ rơi vào vòng xoáy bệnh tật kéo dài, dễ tái nhiễm và tăng nguy cơ tử vong.

Riêng tại châu Âu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC), sáu loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến có gánh nặng tử vong và khuyết tật cao gấp đôi so với 32 bệnh truyền nhiễm khác cộng lại.

Một trong những thách thức đáng lo ngại nhất của nhiễm khuẩn bệnh viện là sự gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (gọi tắt là kháng thuốc). Ước tính hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 136 triệu ca nhiễm khuẩn bệnh viện do vi sinh vật kháng thuốc gây ra.

Kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong vì nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh 1

Tình trạng này không chỉ làm tăng tỷ lệ tử vong, giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và ra cộng đồng.

Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng nhanh, đặc biệt trong môi trường bệnh viện. Đáng chú ý, theo thống kê sơ bộ từ hệ thống báo cáo số liệu giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh có tỷ lệ kháng thuốc cao ở một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện.

Tại Việt Nam, theo báo cáo giám sát quốc gia, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đang ghi nhận tỷ lệ kháng thuốc cao ở nhiều chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và tiết niệu – những dạng nhiễm khuẩn đặc biệt nguy hiểm. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về đầu tư hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn một cách toàn diện, bài bản và đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Kiểm soát nhiễm khuẩn: Bắt buộc

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, đại dịch COVID-19 đã một lần nữa cho thấy tầm quan trọng sống còn của kiểm soát nhiễm khuẩn. “KSNK không chỉ là lá chắn bảo vệ bệnh nhân mà còn là ‘hàng rào đầu tiên’ bảo vệ đội ngũ y tế trước các dịch bệnh nguy hiểm” ông nói.

Theo ông Thuấn, thời gian qua ngành y tế đã nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, chuẩn hóa kỹ thuật, đào tạo nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng cho công tác này. Tuy nhiên, thách thức còn rất lớn: chênh lệch trình độ giữa các tuyến y tế, thiếu nhân lực chuyên sâu, cơ sở vật chất còn lạc hậu, và ý thức tuân thủ quy trình của một bộ phận nhân viên y tế lẫn người bệnh còn chưa cao.

Đặc biệt, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang leo thang, tạo ra “cơn sóng ngầm” trong lòng bệnh viện, đe dọa an toàn điều trị và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Bộ Y tế đã chính thức ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2025–2030. Đây là tài liệu định hướng có tính chiến lược, phù hợp với Chiến lược quốc gia về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, và bám sát các khuyến nghị của WHO.

Kế hoạch đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm:

Xác định KSNK là nhiệm vụ cốt lõi, thường xuyên và liên ngành, gắn với chất lượng dịch vụ và an toàn người bệnh.

Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể tại từng đơn vị, có giám sát, đánh giá và cải tiến liên tục.

Kiện toàn tổ chức và nhân lực KSNK, chuyên môn hóa, có chính sách đào tạo và đãi ngộ phù hợp.

Đầu tư cơ sở vật chất, hóa chất, thiết bị y tế phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

Thực hiện nghiêm hướng dẫn chuyên môn, bộ tiêu chí chất lượng, đặc biệt giám sát sử dụng kháng sinh và các can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường máu, hô hấp, tiết niệu, hậu phẫu...

Lồng ghép KSNK với các chương trình y tế quốc gia, như phòng chống kháng thuốc, quản lý chất lượng bệnh viện, ứng phó dịch bệnh.

Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và nhân viên y tế, xây dựng văn hóa an toàn bệnh viện.

Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức toàn cầu.

Việt Nam được WHO đánh giá cao, nhưng vẫn cần hành động mạnh mẽ

Tại hội nghị, TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam – nhấn mạnh: “Kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò trung tâm trong việc bảo đảm chất lượng và an toàn y tế, không phân biệt quốc gia hay cấp độ y tế”. Theo bà, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ đáng ghi nhận trong thời gian qua, nhưng để đối mặt hiệu quả với các dịch bệnh trong tương lai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.

WHO cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng các mô hình y tế an toàn hơn, đặc biệt trong giai đoạn hậu COVID-19.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Bí kíp từ lãnh đạo Vanto Group & SRA: SMEs Việt Nam bứt phá hiệu suất ngoạn mục!

Trong sự kiện Business Summit 2025 – "SMEs Vượt Vũ Môn" diễn ra vào ngày 12/2 tại Hà Nội, các chuyên gia đầu ngành và doanh nhân thành công đã cùng nhau chia sẻ những chiến lược và mô hình thực tiễn giúp doanh nghiệp SMEs không chỉ tồn tại mà còn bứt phá mạnh mẽ. Một trong những thông điệp quan trọng của sự kiện là: "Đi nhanh không quan trọng bằng đi đúng hướng."

Dịch vụ tư vấn ESG và kiểm kê khí nhà kính của OneStep Vietnam: Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực phát triển bền vững ngày càng tăng, thực hành ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) và kiểm kê khí nhà kính đã trở thành xu hướng tất yếu. Với 20 năm kinh nghiệm tư vấn trách nhiệm xã hội, OneStep Vietnam đang dẫn đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu xanh, nổi bật qua sự hợp tác thành công với Oxalis.