Bất động sản

KCN 2.000 tỷ do 3 đại gia “Sing-Thái-Nhật” đầu tưở Quảng Trị gặp khó vì yêu cầu "kinh phí tâm linh"

Tóm tắt:
  • Tỉnh Quảng Trị đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng và san lấp giai đoạn 1 dự án KCN QTIP với vốn 2.074 tỷ đồng.
  • Dự án do UBND tỉnh và liên doanh QTIP gồm VSIP, Amata Biên Hòa, Sumitomo khởi công từ tháng 12/2023.
  • Giai đoạn 1 diện tích 97,4 ha đã giải phóng mặt bằng 100%, vốn đầu tư 504 tỷ đồng, hoàn thành năm 2025.
  • Vẫn còn vướng mắc trong bồi thường di dời lăng, mộ do người dân đề nghị thêm kinh phí tâm linh.
  • Dự án phát triển 3 giai đoạn trong 12 năm, tạo việc làm cho 30.000-40.000 lao động, thành trung tâm kinh tế Đông-Tây.

Theo Báo Quảng Trị, công tác giải phóng mặt bằng và thi công kết cấu hạ tầng, san lấp mặt bằng của dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được đẩy nhanh tiến độ.

Dự án này được khởi công bởi UBND tỉnh Quảng Trị và Công ty TNHH Liên Doanh Phát Triển Quảng Trị (QTIP) từ tháng 12/2023. QTIP là liên doanh của Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa của Thái Lan, và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản.

Dự án có quy mô sử dụng đất hơn 481 ha, với tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng được xây dựng theo 3 giai đoạn. Dự án sẽ được phát triển trong 12 năm và khi đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tạo việc làm cho 30.000 đến 40.000 lao động.

Mặt bằng giai đoạn 1 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (QTIP). Ảnh: Báo Quảng Trị.

Giai đoạn 1 có diện tích khoảng 96,05 ha với tổng mức vốn đầu từ trên 500 tỉ đồng; thời gian thực hiện 2021-2025. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2021-2025) với quy mô 97,4 ha, vốn đầu tư 504 tỉ đồng; giai đoạn 2 (2026-2029) với quy mô 184,32 ha, vốn đầu tư 748 tỉ đồng; giai đoạn 3 (2029-2032) với quy mô 199,48 ha, vốn đầu tư 821 tỉ đồng.

Theo Báo Quảng Trị, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) giai đoạn 1 đã hoàn thành 100%, 43/43 hộ dân đã bàn giao mặt bằng, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB đã phê duyệt hơn 125,88 tỉ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong công tác GPMB cần được giải quyết.

Cụ thể, còn 1 lăng (5 ngôi mộ) và 1 mộ chưa thống nhất được kinh phí, phương án GPMB do người dân kiến nghị giá bồi thường thấp và yêu cầu hỗ trợ thêm "kinh phí tâm linh".

Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết UBND huyện đã chỉ đạo Hội đồng GPMB dự án tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân đồng ý phương án bồi thường hỗ trợ GPMB. Trường hợp không đồng tình thì đề xuất phương án xử lý theo quy định, theo ông Hải.

Để chủ động cho giai đoạn 2 và 3, QTIP đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị. Giai đoạn 2 của dự án KCN Quảng Trị với diện tích 184,32ha sẽ tiến hành GPMB từ năm 2025 đến năm 2026. Tại xã Hải Trường, diện tích thu hồi là 146,22ha, bao gồm đất ở của 7 hộ dân phải tái định cư, một nhà thờ họ rộng khoảng 9 ha, đất nông nghiệp, 25 ngôi mộ và 10 lăng mộ cần di dời.

Giai đoạn 3 của dự án có diện tích 199,48ha, dự kiến GPMB từ năm 2029 đến năm 2032. Tại thị trấn Diên Sanh, diện tích thu hồi là 191,48 ha, ảnh hưởng đến 57 hộ dân với 229 nhân khẩu, khoảng 500 lăng mộ, 1 đình làng, 5 nhà thờ họ và 2 nhà văn hóa cộng đồng.

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị được kỳ vọng tạo ra một trung tâm kinh tế dọc theo Hành lang Kinh tế Đông-Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar là động lực phát triển của tỉnh Quảng Trị nói riêng, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước nói chung.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.