Bất động sản

Him Lam vừa thoái vốn, Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn báo lãi quý 2/2023 tăng 54%

Him Lam vừa thoái vốn, Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn báo lãi quý 2/2023 tăng 54% - Ảnh 1.

CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, mã chứng khoán: SGN) vừa công bố BCTC quý 2/2023 với doanh thu 365,3 tỷ đồng, tăng gần 54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp đến từ các dịch vụ hàng không, đạt 359 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn, gần 60% lên 251 tỷ đồng khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 33,5% về còn 31,2%. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp vẫn tăng 45,3% lên 114 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 260% lên 18 tỷ đồng nhờ khoản lãi tiền gửi tăng. Công ty cũng chỉ ghi nhận hơn 300 triệu đồng chi phí tài chính do không phải trả chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 50% lên hơn 36 tỷ đồng.

Kết quả, SAGS thu về 95,7 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 75 tỷ đồng, tăng 54,3%. EPS tăng từ 1.449 đồng lên 2.232 đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp này đạt được kể từ quý 4/2019. 

Him Lam vừa thoái vốn, Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn báo lãi quý 2/2023 tăng 54% - Ảnh 2.

Theo giải trình, lợi nhuận quý này của SAGS tăng là do sản lượng khai thác của các hãng hàng không quốc nội và quốc tế tiếp tục tăng. Công ty đã ký kết được thêm hợp đồng phục vụ cho một số khách hàng mới, điều chỉnh tăng phí dịch vụ với một số khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó, công ty con SAGS - CXR đã có lãi trở lại so với khoản lỗ của cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng, công ty thu về 694,5 tỷ đồng doanh thu, 130,1 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 70,9% và 65,3% so với cùng kỳ năm trước. như vậy, sau hai quý SAGS đã hoàn thành 54,3% kế hoạch doanh thu và 65,4% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của SAGS đạt 1.258 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với số đầu năm. Lượng tiền mặt và tiền gửi là gần 630 tỷ đồng, chiếm một nửa tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn là 395 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu Viejet và Bamboo Airways là lớn nhất lần lượt là 181 tỷ đồng và 72,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp không có nợ vay tài chính. Vốn chủ sở hữu đạt 905,5 tỷ đồng trong đó vốn điều lệ là 335,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 344 tỷ đồng.

SAGS nổi lên trong thời gian gần đây sau khi Him Lam bất ngờ thông báo trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này. Cụ thể, trong ngành 1/6 Him lam đã mua 2,6 triệu cổ phiêu SGN, tương ứng 7,6% vốn của SAGS. Tuy nhiên, đến ngày 7/7 Him Lam đã bán 980.000 cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của SAGS.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/7, cổ phiếu SGN đã tăng 6,2% lên 77.000 đồng/cp. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 1 năm qua mà cổ phiếu này đạt được.

Him Lam vừa thoái vốn, Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn báo lãi quý 2/2023 tăng 54% - Ảnh 3.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Cắt lỗ bất động sản Hải Phòng chủ yếu là nhà đầu tư đến từ Hà Nội, giới nhà giàu địa phương vẫn ôm hàng chờ đợi

Mặc dù thị trường địa ốc trầm lắng kéo dài, trái với diễn biến cắt lỗ sâu ở vùng ven, giá bất động sản tại khu vực quận trung tâm thành phố Hải Phòng vẫn đi ngang. Một môi giới khu vực này lý giải, do người dân đất Cảng giàu nên tâm lý “giữ đất cao”.

Từng bị Shark Linh nhận xét "thiết kế cơ bản, giá đắt, thị trường nhỏ", startup đồ ngủ Emwear giờ ra sao?

2 năm kể từ khi lên sóng Shark Tank, CEO Nguyễn Thị Thùy Trang đã đưa Emwear đạt cột mốc 1 triệu USD doanh thu. Hiện nay, cô đang thử sức với mô hình fast fashion được giới thiệu là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, chất lượng chuẩn Zara nhưng giá trung bình chỉ 250.000 đồng.

BĐS khu vực này đang bật dậy thần kỳ: Giá đất nền lẫn chung cư đều tăng, tháng 6 có hàng trăm giao dịch, vài dự án bán được gần hết

Bất động sản Hải Phòng bắt đầu khởi sắc, nhà đầu tư cũng rục rịch săn hàng. Giá đất nền vùng ven, nhà ở kinh doanh giá dưới 2 tỷ tại thành phố cảng tăng 5% - 7% so với quý 1, với hàng trăm giao dịch đã được thực hiện trong tháng 6, theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.