Bất động sản

Hết thời đầu cơ lướt sóng, nhà đầu tư để mắt tới chung cư vùng ven

BĐS có yếu tố đầu cơ lướt sóng chững lại

Sau những động thái quyết liệt đối với đầu cơ sốt đất, tăng giá ảo, thị trường đất nền Tp.HCM và các tỉnh lân cận đã hạ nhiệt rõ nét. Không còn cảnh nhà đầu tư xô bồ đi mua đất, chuyển nhượng sang tay kiếm chênh hàng trăm triệu đồng trong khoảng thời gian ngắn.

Báo cáo tháng 5/2022 của các đơn vị phân tích chỉ ra, giá bán thứ cấp đất nền tăng phổ biến 7% - 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thanh khoản thứ cấp sụt giảm phần lớn đến từ động thái siết chặt tín dụng, kể cả những dự án đã có sổ từng nền. Dự báo nguồn cung và sức cầu của loại hình này trong tháng tiếp theo sẽ tiếp tục giảm trên toàn thị trường.

Đầu năm 2021 đến đầu năm 2022, nhiều NĐT tham gia lướt sóng đất nền, nhận về lợi nhuận khá tốt trong vòng 6-9 tháng, thậm chí khoảng 3-4 tháng. Thế nhưng, hiện nay việc vào thị trường trong khoảng thời gian ngắn với dòng vốn ban đầu vài trăm triệu đồng không còn là bài toán khả thi. Đặc biệt, giữa bối cảnh siết chặt các hoạt động đầu cơ, phân lô bán nền tràn lan đã và đang khiến thị trường đất nền chững lại rõ nét.

Hết thời sốt đất, đầu cơ lướt sóng, đây mới là phân khúc “đáng bỏ tiền” của nhà đầu tư  - Ảnh 1.

BĐS đáp ứng nhu cầu ở thực lên ngôi trong bối cảnh thị trường biến động.

Chưa kể, đây cũng là phân khúc mà thời gian qua, nhiều lùm xùm pháp lý, dự án "ma" tràn lan đã khiến NĐT vào thị trường một cách thận trọng, không còn chuyện mua bán ồ ạt như trước dẫn đến việc lướt sóng kiếm lời của giới đầu tư ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hoạt động đầu tư lướt sóng đến thời điểm này dường như "im ắng" hẳn. Nhiều NĐT mua sản phẩm hơn một năm cũng khó ra được hàng trong bối cảnh hiện nay.

Căn hộ vùng ven được quan tâm

Nhiều nhà đầu tư có dòng tiền bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở các phân khúc có tính an toàn cao trong bối cảnh thị trường đang biến động. Tuy nhiên, để tìm được sản phẩm BĐS vừa đáp ứng tiêu chí về giá, vị trí đầu tư tốt để đầu tư không còn là câu chuyện dễ dàng trong bối cảnh gá BĐS liên tục leo thang như hiện nay. Với thị trường Tp.HCM, hiện nguồn cung căn hộ giá tầm trung đã khan hiếm, thậm chí tuyệt chủng căn hộ giá 30 triệu đồng/m2. Vì thế, nhu cầu đầu tư, mua ở thực đang dịch chuyển mạnh về khu vực tỉnh giáp ranh Tp.HCM.

Nếu xét ở 4 thị trường vệ tinh Tp.HCM là Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu, những năm qua chỉ có Bình Dương là duy trì được nguồn cung BĐS ra thị trường. Đồng thời, nơi đây còn các dự án căn hộ ở ngưỡng giá 35-40 triệu đồng/m2- được xem là mức giá vừa túi tiền với số đông.

Chẳng hạn, tại khu vực Quốc lộ 1K còn dự án Honas Residence đang chào bán giai đoạn cuối với mức giá 28 triệu đồng/m2. Hay, tại đường Phạm Văn Đồng- giáp ranh Tp.Thủ Đức hiện có dự án căn hộ Phú Đông Sky Garden của Phú Đông Group đang chào giá 40 triệu đồng/m2 (đã VAT), mức giá này thấp hơn 33% giá căn hộ hạng C tại Tp.HCM thời điểm này.

Trước đó, có một số dự án như Galaxy New, Diamond Connect….có mức giá dao động trên dưới 40 triệu đồng/m2 cũng gây chú ý tại thị trường Bình Dương khi đáp ứng được nhu cầu ở thực.

Theo các đơn vị phân tích, trong tháng 5/2022 nguồn cung mới căn hộ tiếp tục tập trung ở Bình Dương. Hiện các dự án phân bổ tại TP. Dĩ An và Thủ Dầu Một, mặt bằng giá phổ biến ở mức từ 40 – 45 triệu đồng/m2. Các thị trường còn lại: Long An, Đồng Nai, BR-VT và Tây Ninh không ghi nhận phát sinh nguồn cung mở bán mới trong tháng.

"Nguồn cung lẫn sức cầu thị trường tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ tuy nhiên không thật sự đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở một số dự án, khu vực tỉnh thành nhất định. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục duy trì ở mức cao trước áp lực chi phí đầu vào gia tăng.

Ghi nhận cho thấy, các dự án thuần cho mục đích đầu cơ tích trữ tài sản không thu hút được người sử dụng cuối cùng đang dần bị thay thế bởi những BĐS "sáng đèn". Nhất là các dự án có pháp lý chuẩn mực được giới thiệu ra thị trường giai đoạn này có lợi thế rất lớn về sức cầu.

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group dành lời khuyên cho các nhà đầu tư bất động sản là không bao giờ được bỏ quên vấn đề pháp lý. Đi mua dự án của các doanh nghiệp bất động sản thì phải hỏi "dự án có giấy phép xây dựng chưa?". Đi mua đất thì phải xem sổ đỏ và mang bản đó đến phường, xã để xác nhận tình trạng bất động sản, quy hoạch. Bước cuối là làm dịch vụ với phòng công chứng để kiểm tra về tính pháp lý của mảnh đất, căn nhà…

Còn ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS nhìn nhận, BĐS là những sản phẩm có giá trị lớn, không phải đi mua mà là đầu tư. Do vậy, cần xem xét tất cả, từ dự án, sản phẩm đến hiệu quả khai thác. Ông lưu ý nhà đầu tư "đừng mua bất động sản mồ côi", tức không kết nối được hạ tầng, thay vào đó phải là các bất động sản "sáng đèn", tức là phải có người đến ở. Tất cả để tính được mãi lực của sản phẩm. "Mua được thì phải bán được, ở được", ông Quang nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm