Kỹ năng sống

Harvard: Chỉ những ai thông minh nhất trong 1 lĩnh vực mới có 12 đặc điểm này, bạn sở hữu bao nhiêu?

Thông qua các nghiên cứu của mình, Goleman cho rằng, chìa khóa chính để thành công chính là EQ, hoặc có thể nói là khả năng xác định và theo dõi cảm xúc của họ cũng như của người khác.

Goleman lập luận rằng, những người thông minh nhất trong việc nhận biết cảm xúc sẽ không chỉ là một nhà quản lý được lòng người, thể hiện sự tử tế, tôn trọng, dễ gần và nhạy cảm với nhu cầu của người khác. Sự hòa đồng và dễ mến mới chỉ là hai góc nhìn hạn hẹp. Nếu quy kết người như vậy là người có EQ cao thì đã mất đi những đặc điểm trí tuệ cảm xúc cần thiết khác.

Ông chia trí tuệ cảm xúc ra 4 lĩnh vực chính bao gồm: Nhận thức về bản thân, Tự quản lý, Nhận thức xã hội và Quản lý mối quan hệ.

4 lĩnh vực này lại chia thành 12 năng lực cốt lõi.

Harvard: Chỉ những ai thông minh nhất trong 1 lĩnh vực mới có 12 đặc điểm này, bạn sở hữu bao nhiêu? - Ảnh 1.

4 lĩnh vực với 12 năng lực cốt lõi để trở thành một người có trí tuệ cảm xúc cao:

1. Nhận thức về bản thân: Là khả năng điều chỉnh cảm xúc của chính bạn. Nó cho phép bạn hiểu rõ trạng thái và nguyên nhân của những gì mình đang cảm thấy, cũng như việc những cảm giác đó giúp ích hoặc làm ảnh hưởng tới bản thân như thế nào. Năng lực cốt lõi là tự nhận thức về cảm xúc. Càng hiểu rõ giá trị của bản thân và ý thức về mục đích thì bạn càng nắm được những điểm mạnh và hạn chế của bản thân.

2. Quản lý bản thân: Là khả năng kiểm soát các cảm xúc và xung động gây rối loạn. Điều này đặc biệt quan trọng khi đối mặt với khủng hoảng và chịu nhiều áp lực. Các năng lực cốt lõi của đặc điểm này thường là:

Kiểm soát cảm xúc: Bạn bình tĩnh trước áp lực và nhanh chóng phục hồi sau những rối loạn. Bạn biết cách cân bằng cảm xúc vì lợi ích của bản thân và người khác.

Khả năng thích ứng: Điều này thể hiện tốc độ phản ứng của bạn khi đối mặt với sự thay đổi và những điều không chắc chắn. Bạn có thể tìm ra những cách mới để đối phó với những thách thức di chuyển nhanh và có thể cân bằng nhiều nhu cầu cùng một lúc.

Định hướng mục tiêu: Bạn có một tiêu chuẩn xuất sắc để phấn đấu đạt được hoặc vượt qua. Bạn thực sự có quá trình đánh giá về hiệu suất của mình và không ngừng tìm cách để cải thiện mọi thứ tốt hơn.

Có những triển vọng tích cực: Bạn nhìn thấy những điều tốt đẹp trong con người, sự vật và sự việc xung quanh. Đây là một năng lực vô cùng quý giá vì nó có thể xây dựng khả năng phục hồi, tạo tiền đề cho sự đổi mới và cơ hội.

3. Nhận thức xã hội: Là khả năng đọc và diễn giải chính xác cảm xúc của người khác thông qua các tín hiệu không lời. Các nhà lãnh đạo nắm giữ đặc điểm này thường có khả năng kết nối tốt với nhiều kiểu người khác nhau, chú ý lắng nghe và giao tiếp hiệu quả.

Sự đồng cảm: Họ đồng cảm bằng cách chú ý đến đối phương và dành thời gian để hiểu những gì đối phương đang nói, đang cảm thấy. Bằng phương pháp của riêng mình, họ luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác một cách có ý nghĩa.

Ý thức về tổ chức: Đồng thời, họ cũng có nhận thức về tổ chức, dễ dàng đọc được các thay đổi cảm xúc trong một nhóm. Đôi khi họ thậm chí có thể dự đoán cách phản ứng của một số người nào đó trong nhóm khi đối mặt với một số tình huống nhất định. Nhờ vậy, họ có thể tiếp cận các tình huống một cách chiến lược.

Harvard: Chỉ những ai thông minh nhất trong 1 lĩnh vực mới có 12 đặc điểm này, bạn sở hữu bao nhiêu? - Ảnh 2.

4. Quản lý mối quan hệ: Là một bộ kỹ năng giữa các cá nhân cho phép một người không ngừng thúc đẩy, truyền cảm hứng và hòa hợp với những người khác, đồng thời duy trì các mối quan hệ quan trọng. Để làm được điều đó, họ cần có các nhân tố như:

Sức ảnh hưởng: Họ là một nhà lãnh đạo bẩm sinh, người có thể dễ dàng kêu gọi sự hỗ trợ từ những người khác một cách tương đối dễ dàng, tạo ra một nhóm gắn kết, huy động và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trong khả năng.

Huấn luyện và cố vấn: Họ thúc đẩy quá trình học tập lâu dài của bản thân cũng như mọi người xung quanh bằng cách đưa ra phản hồi và quan điểm của mình một cách thuyết phục, rõ ràng. Điều này có tác dụng hỗ trợ, tạo động lực phấn đấu và xác định những kỳ vọng.

Quản lý xung đột: Người EQ cao sẽ cảm thấy thoải mái khi giải quyết các bất đồng giữa nhiều bên và có thể đưa các tranh chấp âm ỉ trở nên cởi mở hơn, sau đó tìm ra các giải pháp đôi bên cùng có lợi.

Làm việc theo nhóm: Họ tương tác tốt với tư cách là một thành viên trong nhóm và có thể làm việc với những người khác. Họ tham gia tích cực, chia sẻ trách nhiệm và phần thưởng, gia tăng sức mạnh của toàn bộ đội nhóm.

Lãnh đạo truyền cảm hứng: Họ biết cách truyền cảm hứng và hướng dẫn người khác hướng tới tầm nhìn tổng thể. Họ luôn hoàn thành công việc và phát huy những phẩm chất tốt nhất của nhóm trong suốt chặng đường.

Danh sách của Goleman là một mô tả về những đặc điểm thường thấy ở những nhà lãnh đạo vĩ đại. Ông chủ trương rằng, danh sách các đặc điểm này sẽ giúp bạn dễ xác định các lĩnh vực cần tập trung và phát triển. Vì nếu một nhà lãnh đạo không có nhận thức tốt về bản thân, đặc điểm đầu tiên trong danh sách, thì họ có thể vô tình đem lại nhiều tác động tiêu cực thông qua hành vi của mình mà không hề hay biết. Do đó, điều quan trọng là mọi người phải tìm kiếm phản hồi thường xuyên, trung thực và cởi mở về năng lực của mình.

*Theo Keystepmedia

Cùng chuyên mục

Đọc thêm