Kỹ năng sống

Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Gia cảnh không tương xứng khó làm bạn với nhau, mình còn yếu kém thì “đừng mơ” gặp người giỏi giang, xuất chúng

01

Một người bố chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội thu hút lượng lớn người quan tâm: "Tôi là nhân viên bán hàng, thu nhập 70.000 tệ một năm, nhưng vợ tôi muốn con trai đi học một trường mẫu giáo đắt tiền với học phí 50.000 tệ một năm. Cô ấy nói rằng vòng bạn bè rất quan trọng, nhưng thật sự có phải vậy không?”.

Một người bạn của tôi thu nhập khoảng 6.000 tệ mỗi tháng, có một cậu con trai 3 tuổi. Vợ anh ấy yêu cầu phải chọn ngôi trường mẫu giáo tốt vì nơi đó có thể gặp được rất nhiều người giàu có và quyền lực. Nhưng anh ấy cơ bản không thể gánh nổi những chi phí đắt đỏ ở những ngôi trường như vậy, tiền học mỗi năm tốn 30.000 tệ, còn có các loại phí bảo hiểm, cả năm căn bản không còn tiền. Vì vấn đề này mà vợ anh phàn nàn rằng anh vô tích sự, thiếu tầm nhìn và không có quyết tâm.

Dưới phần bình luận, một người đã chia sẻ câu chuyện cho con học trường quý tộc của gia đình mình. Người này cho biết, để cho con học trường này, mỗi năm các bố mẹ phải chi 20.000 NDT để cho con học lớp Tiếng Anh, 600 NDT cho mỗi buổi học piano. Những đôi giày, chiếc áo hàng hiệu, phiên bản giới hạn là thứ thường xuyên được thấy ở trường. Một phụ huynh thấy con gái lén trang điểm tại nhà nên đã mua ngay thỏi son Dior 999, vì theo người mẹ sản phẩm thông thường không an toàn. Mỗi năm trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, du lịch ở nước ngoài, đi Mỹ là 40.000 tệ cho chuyến đi 15 ngày, những năm tiếp theo là Singapore: "Liệu tất cả các bạn khác đều tham gia, chỉ mình con bạn ở nhà có được không?"

Những đứa trẻ học trong những trường hạng sang thường có xuất thân từ gia đình giàu có hoặc thượng lưu. Những người từ tầng lớp lao động về cơ bản nếu tiến thân vào tầng lớp thượng lưu, họ có thể trở thành đối tượng bị khinh thường.

Không cùng hoàn cảnh, điều kiện, nhiều người vẫn ép con mình chen vào vòng con nhà giàu có ích lợi gì? Về lâu dài, đẩy con cái vào những môi trường không phù hợp, điều này không những không làm cho trẻ phát triển tốt hơn mà còn khiến trẻ rơi vào tâm lý tự ti, mặc cảm, lo lắng. Buộc phải tham gia vào một môi trường không thuộc về bạn thường sẽ dẫn đến cái giá là vắt kiệt sức lực của bản thân và không nhận được bất kỳ lợi ích nào.

Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Gia cảnh không tương xứng khó làm bạn với nhau, mình còn yếu kém thì “đừng mơ” gặp người giỏi giang, xuất chúng - Ảnh 1.

02

Bạn còn nhớ bộ phim "30 chưa phải là hết" đã khiến những người nghèo cũng được nhìn thấy cuộc sống xa hoa của tầng lớp phụ nữ giàu có ở Thượng Hải? Trong phim, nhân vật Cố Giai 30 tuổi  sở hữu ngoại hình nổi bật, tốt nghiệp một trường danh tiếng. Cô cùng chồng thành lập công ty pháo hoa, sau này lui về trở thành một người vợ dành toàn thời gian cho gia đình. Để các con được học tập trong một trường mầm non song ngữ cao cấp, danh tiếng, nhà cô đã phải cắn răng vay tiền để mua một căn biệt thự siêu đắt đỏ.

Cô vắt óc nghĩ đủ cách để chen chân vào giới thượng lưu, nhưng hiện thực phũ phàng lại “tát thẳng” vào mặt cô. Lần đầu tiên tham gia buổi tiệc của các bà vợ giới thượng lưu, Cố Giai diện một bộ trang phục sang trọng và mang theo chiếc túi Chanel đắt nhất của mình.

Khi đến nơi, cô cẩn thận đặt chiếc túi của mình lên chiếc ghế phía sau, nhưng lại bị người phụ nữ bên cạnh chế giễu: “Chiếc ghế này không được rộng lắm, đằng sau còn phải đặt một cái túi, ngồi như thế này có chật không?”. Cố Giai nhìn xung quanh, chỉ để thấy rằng những người vợ giàu có khác đều để những chiếc túi  hiệu đắt tiền hơn cô ấy vài lần xuống đất. Cuối buổi tiệc, mọi người chụp ảnh tập thể, thấy một phu nhân giàu có tay xách chiếc túi Hermes Himalayan xa xỉ, Cố Giai chỉ biết rụt rè giấu cái túi của mình ra phía sau. Sau đó, cô ấy phát hiện ra rằng mặt mình cô bị cắt khỏi những bức ảnh nhóm do những người phụ nữ giàu có khác gửi đến.

Để được những người phụ nữ kia tôn trọng, Cố Giai đã cắn răng bỏ ra số tiền lớn để mua một chiếc túi Hermès phiên bản giới hạn, trong khi công ty đang mắc nợ và tiền mua nhà vẫn chưa trả hết.

Cuộc đời không giống như phim truyền hình. Nhưng nếu bạn cứ khăng khăng gia nhập vào những hội nhóm không thật sự phù hợp với mình, sớm muộn gì bạn cũng bị đào thải mà thôi. 

Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Gia cảnh không tương xứng khó làm bạn với nhau, mình còn yếu kém thì “đừng mơ” gặp người giỏi giang, xuất chúng - Ảnh 2.

03

Vương Thế Dân, người sáng lập YouCore từng kể một vài điều về vợ ông. Vợ ông có một người bạn học MBA, người này không bao giờ bỏ lỡ hầu hết các sự kiện trong quá trình học MBA, từ các các hoạt động bên lề cho đến các buổi tiệc họp mặt, gặp gỡ. Theo lời của bạn học này: "Mục đích học MBA chẳng phải là để tích lũy quan hệ sao?". Sau 3 năm học, mọi người đều biết đến cô ấy và cô luôn tự nhận mình là người "có mối quan hệ sâu sắc".

Tuy nhiên, khi cô gặp vấn đề trong quá trình bảo vệ bằng tốt nghiệp, thậm chí không một bạn học hay giáo viên nào đứng ra giúp đỡ. Cuối cùng, cô ấy chỉ có thể học thêm một năm để lấy bằng MBA.

Ngược lại, vợ của Vương Thế Dân, kiểu người lâu lắm mới rảnh rỗi tham gia một sự kiện lại khác. Khi có vấn đề với việc in luận văn của cô, một số bạn cùng lớp đã giúp giải quyết và bảo vệ thành công vào giây phút cuối cùng.

Trớ trêu hay không? Những người muốn tích lũy các mối quan hệ cuối cùng lại bị phớt lờ; những người không quan tâm đến các mối quan hệ cuối cùng lại được mọi người ưu ái.

Lý do rất đơn giản, cô ấy đã hiểu sai gốc rễ của các mối quan hệ. Ý nghĩa của các mối quan hệ không phải là bạn biết ai, mà là bạn có thể thu hút ai. Kết giao không phải là bạn đã quen với bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người sẵn sàng chủ động làm quen với bạn. Giá trị của các mối quan hệ nằm ở chỗ không phải là có bao nhiêu người tâng bốc bạn trước mặt bạn khi bạn xuất sắc, mà là có bao nhiêu người sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Và gốc rễ của tất cả những điều này nằm ở việc giá trị của bạn như thế nào?

Một nhà xã hội học người Mỹ đã chỉ ra rằng: "Mọi mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đều là các mối quan hệ trao đổi. Bản chất xã hội vốn là trao đổi ngang bằng”. 

Người bạn cùng lớp đó đã bận hòa nhập vào các vòng kết nối khác nhau trong quá trình học MBA mà quên nâng cao giá trị của bản thân. Mà vợ của Vương Thế Dân thời gian đó đã chăm chỉ tích lũy kiến thức,tự nhiên sẽ có vô số người nguyện ý cùng nàng ra tay giúp đỡ.

Bản chất của tương tác xã hội là trao đổi giá trị ngang bằng. Chỉ khi giá trị bằng nhau thì mới thực hiện trao đổi ngang giá. Một khi không có giá trị, dù bạn có cố chen vào vòng bạn bè cao siêu, cố gắng mở rộng mối quan hệ đến đâu thì bạn cũng chỉ là người ngoài cuộc.

Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Gia cảnh không tương xứng khó làm bạn với nhau, mình còn yếu kém thì “đừng mơ” gặp người giỏi giang, xuất chúng - Ảnh 3.

04

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nâng cao “giá trị có thể trao đổi” và tạo ra những “kết nối cá nhân” hiệu quả?

Cách thứ nhất là bạn đối xử tốt với người khác. Lúc còn nhỏ, tôi thường lấy một ít mì giòn ngon hoặc những tấm thiệp vui vẻ từ nhà để lấy lòng người khác. Khi tôi có những thứ này, mọi người đều quay xung quanh tôi. Tuy nhiên, một khi những thứ đó không còn ngon và thú vị không còn nữa, mọi người đều giải tán và trở nên thờ ơ. Trong trường hợp này, mối quan hệ được duy trì rất mong manh, tưởng chừng như rất bền nhưng thực tế lại dễ tan thành mây khói.

Cách thứ hai là trau dồi giá trị bản thân mình. Năng lực của bản thân là thứ hấp dẫn nhất, ngay cả khi bạn không dành bất kỳ sự ưu ái nào cho ai, nếu bạn là người có giá trị cao, năng lực tốt, mọi người sẽ kết giao với bạn.

Gió tầng nào gặp mây tầng đó: Gia cảnh không tương xứng khó làm bạn với nhau, mình còn yếu kém thì “đừng mơ” gặp người giỏi giang, xuất chúng - Ảnh 4.

Chỉ bằng cách nâng cao thực lực bản thân, bạn mới có thể kết giao với những người ưu tú, tạo dựng được những mối quan hệ bền vững.

Tỷ phú Lý Gia Thành từng nói: “Trước khi đủ mạnh mẽ và có năng lực, đừng dành quá nhiều thời gian quý báu để giao lưu hay tham dự những cuộc tụ họp khác nhau. Bạn nên dành thời gian đó để học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Hãy từ bỏ những tương tác xã hội vô bổ để cải thiện bản thân và thế giới sẽ “vây quanh” bạn”.

Chỉ bằng cách trau dồi bản thân, bạn mới có thể tìm thấy những mối quan hệ chất lượng. Những người ưu tú chỉ kết bạn với những người giỏi, nhiều giá trị, đó là một kiểu trao đổi ngang bằng. Chỉ khi bạn đủ giỏi thì bạn mới có một người bạn ưu tú. Hãy cải thiện và trau dồi chính mình. 

Theo Aboluowang

Cùng chuyên mục

Đọc thêm