Xã hội

Giá cả ở Hà Nội, Quảng Ninh, TP. HCM... và những tỉnh thành đắt đỏ nhất cả nước tăng ra sao trong 6 tháng đầu năm?

Hà Nội

Theo báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) 2021, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí “quán quân” với mốc điểm 100% về mức giá đắt đỏ nhất cả nước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Hà Nội tăng 0,70% so với tháng trước, tăng 3,15% so với tháng 12/2021 và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,25% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Giá cả ở Hà Nội, Quảng Ninh, TP. HCM... và những tỉnh thành đắt đỏ nhất cả nước tăng ra sao trong 6 tháng đầu năm? - Ảnh 1.

Quảng Ninh

Đứng thứ hai về mức độ đắt đỏ là Quảng Ninh, với SCOLI bằng 99,5% so với Hà Nội.

Quảng Ninh vượt lên có mức giá đắt đỏ xếp thứ hai vì là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các ngành kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng của Quảng Ninh tăng 2,5% so với cùng kỳ.

TP. HCM

TP. HCM ở vị trí thứ ba với chỉ số SCOLI bằng 98,9%. Một số nhóm hàng của tại đây có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội, bao gồm may mặc, mũ nón và giày dép bằng 86,7%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,1%.

Tuy nhiên, về dịch vụ, TP. HCM vẫn là nơi đắt đỏ hàng đầu, như nhóm đồ uống và thuốc lá là 111,38%; bưu chính viễn thông 112,6%; hàng hóa và dịch vụ khác 110,6%; giáo dục 113,2% (chủ yếu do học phí ở các trường dân lập và dạy nghề cao hơn Hà Nội).

Cục Thống kê TP.HCM cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI thành phố tăng 2,04% so với cùng kỳ.

Đà Nẵng 

Đứng ở vị trí kế tiếp là Đà Nẵng có chỉ số SCOLI là 96,4%. Mức giá của Đà Nẵng đứng ở vị trí cao trong cả nước do Đà Nẵng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung.

Hiện nay, Đà Nẵng đang phát triển với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính, viễn thông và tài chính, ngân hàng.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm 2022 tăng 1,91 % so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022.

Hải Phòng

Hải Phòng xếp thứ 5 với chỉ số SCOLI bằng 95,58%, giảm mức đắt đỏ 2 bậc so với năm 2020. Hải Phòng tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đặc biệt là cảng trung chuyển hàng hóa chiến lược quan trọng. Do đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn đến mức giá một số nhóm hàng hóa và dịch vụ tại Hải Phòng cao hơn so với các địa phương khác.

Trong 6 tháng đầu năm, CPI chung của Hải Phòng tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.

Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên

Chỉ số SCOLI các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, như Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên thường cao do nhiều hàng hóa không sản xuất tại vùng cao, đường xá đi lại khó khăn nên giá cước vận chuyển cao. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối phân tán đòi hỏi chi phí cao để duy trì hệ thống, cùng với chi phí dự trữ hàng hóa trong kho bãi đã đẩy giá hàng hóa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc lên cao hơn so với các vùng khác.

6 tháng đầu năm, CPI của Lào Cai tăng 1,81%, Sơn La tăng 2,16%, Lạng Sơn tăng 0,95%, Điện Biên tăng 3,47%.

Khánh Hoà

Khánh Hoà đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng đắt đỏ, trong 6 tháng đầu năm, CPI chung của Khánh Hoà tăng 2,56%.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (20/7): Dòng tiền FOMO kéo VN-Index bật tăng gần 16 điểm

Theo ghi nhận khối lượng giao dịch cải thiện, chỉ số giá tăng khá vững từ sáng cùng với dòng tiền lan tỏa giúp cho cơ hội mở ra nhịp hồi bền vững đang đến gần hơn. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên mua với số mã tăng gấp 4 lần số mã giảm. Trong đó, dòng tiền đang chảy mạnh vào nhóm midcap giúp nhiều mã bất tăng trần như HDC, HBC, FRT,....

10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất Q2/2022

Mới đây, Navigos Group đã công bố thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam trong quý 2/2022. Đây là tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam hiện đang sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks và Navigos Search.

HDBank chia cổ tức tỷ lệ 25%, ước lợi nhuận 6 tháng vượt kế hoạch

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) vừa công bố quyết định tăng vốn điều lệ lên hơn 25.303 tỷ đồng thông qua chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. 6 tháng đầu năm 2022 HDBank tăng trưởng cao cả về quy mô và chất lượng với kết quả kinh doanh dự kiến vượt kế hoạch.