Xã hội

Gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn 2 bên dành ưu tiên cao cho dự án nào?

Tóm tắt:
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn ký Hiệp định vay vốn ODA cho dự án đường sắt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Tại cuộc hội kiến, hai bên thảo luận về nâng cao hợp tác trong lĩnh vực đường sắt và chuyển giao công nghệ.
  • Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025 và hoàn thành vào năm 2030.
  • Tổng Bí thư Tập Cận Bình cam kết thúc đẩy kết nối giao thông giữa hai nước và hỗ trợ triển khai dự án.
  • Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam và Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng mong muốn hai bên nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trong đó, dành ưu tiên cao cho hợp tác đường sắt, nhất là về tín dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, sớm ký Hiệp định vay vốn ODA để kịp khởi công xây dựng tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và tiếp theo là các tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.

Gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn 2 bên dành ưu tiên cao cho dự án nào? - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẳng định là nước láng giềng hữu nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hoan nghênh và đánh giá cao những ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về các biện pháp tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước, mong muốn hai bên phát huy tốt các cơ chế trao đổi, nhất là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương; hợp tác trên kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, giữa các bộ, ngành chủ chốt như ngoại giao - quốc phòng - công an; nắm chắc cơ hội của sự phát triển trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, tận dụng khoảng cách địa lý gần gũi giữa hai nước để khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế và phát triển các ngành nghề; tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác đường sắt giữa hai nước.

Hồi tháng 10/2024, nhân dịp tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn 2 bên dành ưu tiên cao cho dự án nào? - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình/ Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, trong đó có kết nối giao thông, nhất là ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) nhằm thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế; phối hợp tổ chức tốt các hoạt đhttps://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/gap-chu-tich-tap-can-binh-thu-tuong-pham-minh-chinh-mong-muon-2-ben-danh-uu-tien-cao-cho-du-an-nao-a526123.htmlng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và Năm Giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025.

Đáp lời, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan Trung Quốc thúc đẩy kết nối giao thông Trung - Việt.

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tại hội đàm, về phương hướng phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian tới, hai bên nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung Quốc thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông chiến lược, dành những ưu đãi tốt nhất về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nỗ lực cao nhất trong triển khai để bảo đảm tiến độ dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tán thành và đánh giá cao các đề xuất của Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị hai bên thực hiện tốt hợp tác kết nối giữa Sáng kiến “Vành đai và Con đường” với Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai”.

Việt Nam và Trung Quốc dành ưu tiên cao nhất cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Trong các lĩnh vực đường sắt, Việt Nam và Trung Quốc đang tập trung thúc đẩy dự án Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025, mục tiêu hoàn thành vào năm 2030. Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn này được kỳ vọng tăng cường kết nối Việt Nam – Trung Quốc, thúc đẩy giao thương hàng hóa và hành khách, giảm áp lực cho giao thông đường bộ và tạo động lực phát triển kinh tế vùng Tây Bắc cũng như khu vực cảng biển phía Bắc

Dự án dài khoảng 390,9 km, đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố, khổ ray 1.435 mm (khổ tiêu chuẩn quốc tế), tốc độ thiết kế tối đa 160 km/h, tổng mức đầu tư là 203.231 tỷ đồng, tương đương 8,37 tỷ USD.

Viễn cảnh tương lai khó tin ở dự án 8,3 tỷ đô kết nối Việt - Trung được thực hiện bằng AI ChatGPT

Trên tinh thần coi trọng dự án, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những động thái tích cực để đưa kế hoạch vào thực tiễn. Ngày 19/2/2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, coi đây là dự án ưu tiên quốc gia. 

Hiện tại, Bộ Xây dựng đang xin ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài hơn 461km.

Vào cuối năm 2024, hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về việc phát triển ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước, trong đó có tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tại cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung (tháng 12/2024 ở Bắc Kinh), phía Trung Quốc khẳng định sẽ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án này.

Còn Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc (CIDCA) tuyên bố sẵn sàng cung cấp viện trợ để giúp Việt Nam lập báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, phối hợp quy hoạch các tuyến kết nối khác và hỗ trợ đào tạo nhân lực đường sắt cho Việt Nam.

Gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn 2 bên dành ưu tiên cao cho dự án nào? - Ảnh 3.

Cuối tháng 6/2024, tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh. Tại đây, Thủ tướng đề nghị hai bên tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc. Ông khẳng định các tuyến đường sắt này sẽ góp phần giúp hai nước Việt Nam - Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông”.

Trong tuyên bố Việt - Trung sau chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hồi đầu tháng 10/2024, hai bên đã nhất trí đẩy nhanh nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và lập quy hoạch hai tuyến Đồng Đăng - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Việc này nhằm hướng đến ký thỏa thuận hợp tác song phương về xây dựng ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn.

Trước đó, ngày 19/8, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó Giấy Chứng nhận bàn giao Hồ sơ Kết quả dự án viện trợ Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giữa hai nước.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Nóng giận bởi mãn kinh

Chị Hoa, 51 tuổi, dễ nóng giận, nổi cáu vô cớ, phải nhập viện điều trị do mất kiểm soát tâm lý tuổi mãn kinh.