Tài chính

Gần 17 triệu người mất việc, giảm thu nhập… vì COVID-19

Sự kiện: Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế

Ngày 12/4, Tổng cục Thống kê cho biết, trong Quý I/2022, cả nước có hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Con số này đã giảm mạnh so với quý trước khoảng 7,8 triệu người.

Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

Gần 17 triệu người mất việc, giảm thu nhập… vì COVID-19 - 1

Theo Tổng cục Thống kê, số người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.

Trong số này, có 0,9 triệu người bị mất việc (chiếm 1,2%); 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh (chiếm 6,7%); 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên (chiếm 7,6%) và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhậ (chiếm 18,3%).

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn là hai vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các vùng khác (chiếm lần lượt là 25,7% và 23,9%). Cao hơn đáng kể so với con số này ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Thành thị vẫn là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiều hơn nông thôn.

Đa phần những người có công việc bị tác động xấu bởi đại dịch có độ tuổi khá trẻ, từ 25 - 54 tuổi (chiếm 73,8%).

Khối doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cá thể khởi sắc

Mặc dù vậy, số lao động bị ảnh hưởng trong quý này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2020 nhưng lại tăng mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm 2021.

Nói cách khác, thị trường lao động đang có dần có những khởi sắc, nhất là ở khối doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cá thể.

Đặc biệt, cơ sở sản xuất cá thể là khu vực thu hút nhiều lao động quay trở lại làm  việt nhất (chiếm tỉ trọng 55,4%).

Gần 17 triệu người mất việc, giảm thu nhập… vì COVID-19 - 3

Thị trường lao động đang dần có những khởi sắc với số lao động tăng ở khu vực doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cá thể.

Theo Tổng cục Thống kê, so với quý trước, tốc độ tăng lao động phi chính thức phi hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với tốc độ tăng của lao động chính thức gần 5 điểm phần trăm, điều này cho thấy thị trường lao động phục hồi chưa thực sự bền vững.

Khu vực dịch vụ cải thiện tình trạng thiếu việc làm

Các khoản vay của Chính phủ đã giảm bớt khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh cho người sử dụng lao động, đảm bảo phục hồi, duy trì việc làm cho người lao động.  

Do đó, tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt ở khu vực dịch vụ.

Tỷ lệ thiếu việc làm giảm mạnh và đang dần trở lại trạng thái như đã quan sát được ở thời kỳ trước khi đại dịch xảy ra.

Thu nhập bình quân là 6,4 triệu đồng/người

Tổng cục Thống kê cho biết, thị trường lao động quý I đang dần sôi động trở lại ở nhiều ngành kinh tế, đời sống của người lao động được cải thiện hơn, thu nhập bình quân của người lao động có sự phục hồi mạnh mẽ.

Gần 17 triệu người mất việc, giảm thu nhập… vì COVID-19 - 4

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường lao động quý I đang dần sôi động trở lại ở nhiều ngành kinh tế, với mức thu nhập bình quân là 6,4 triệu đồng.

Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng).

Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn (7,9 triệu đồng so với 5,5 triệu đồng).

Chia sẻ
Theo B.Loan (Gia đình & Xã hội)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm