Sau Tết Nhâm Dần 2022, hai anh em Chu Quang Thành (9 tuổi) và Chu Quang Khánh (7 tuổi) bỗng nhiên trở thành trẻ mồ côi. Bố của các em, anh Chu Viết Trường qua đời sau 20 ngày chống chọi với Covid-19. Anh Trường 35 tuổi, từng là lái xe taxi, gặp tai nạn phải phẫu thuật hạn chế đi lại. Mẹ các em đã đi bước nữa, không sống cùng các con. Thành và Khánh ở cùng bà nội với anh trai 13 tuổi trong căn nhà hơn 30 m2 ven một làng hoa ở Hà Nội.
Sau Tết Nhâm Dần 2022, hai anh em Chu Quang Thành (9 tuổi) và Chu Quang Khánh (7 tuổi) bỗng nhiên trở thành trẻ mồ côi. Bố của các em, anh Chu Viết Trường qua đời sau 20 ngày chống chọi với Covid-19. Anh Trường 35 tuổi, từng là lái xe taxi, gặp tai nạn phải phẫu thuật hạn chế đi lại. Mẹ các em đã đi bước nữa, không sống cùng các con. Thành và Khánh ở cùng bà nội với anh trai 13 tuổi trong căn nhà hơn 30 m2 ven một làng hoa ở Hà Nội.
Hai anh em tự kỳ cọ dép, chuẩn bị cho lần đầu tiên đi máy bay vào Đà Nẵng. Trong mắt người thân, Khánh là cậu bé lanh lợi và lớn trước tuổi. Thành tình cảm và kén ăn hơn.
Bà Nguyễn Thị Nhàn, bà nội và cũng là người giám hộ của các em, kể giữa tháng 6 nhận được thông tin về Trường nội trú Hy Vọng thông qua nhà trường nơi hai anh em học. Cô giáo đưa cán bộ tuyển sinh đến nhà để hai bên cùng trao đổi. Bà Nhàn ban đầu ngần ngừ, nghĩ để lũ trẻ đi xa gần nghìn cây số “khéo khi mất con mất cháu”. Nhưng sau khi tìm hiểu thêm thông tin, cùng con gái bàn bạc vài ngày, bà quyết định để hai đứa trẻ nhập học.
Vượt qua điều tiếng dư luận, bà nói giờ còn minh mẫn, mấy năm nữa già yếu “không biết ra sao”, trong khi lũ trẻ cần một môi trường giáo dục lành mạnh, có người ở cạnh định hướng. Bà không được đi học nhiều, bố các em cũng hết cấp hai rồi nghỉ, anh đầu vừa biết đọc biết viết và không muốn hai đứa trẻ còn lại lâm vào cảnh tương tự.
Hai anh em tự kỳ cọ dép, chuẩn bị cho lần đầu tiên đi máy bay vào Đà Nẵng. Trong mắt người thân, Khánh là cậu bé lanh lợi và lớn trước tuổi. Thành tình cảm và kén ăn hơn.
Bà Nguyễn Thị Nhàn, bà nội và cũng là người giám hộ của các em, kể giữa tháng 6 nhận được thông tin về Trường nội trú Hy Vọng thông qua nhà trường nơi hai anh em học. Cô giáo đưa cán bộ tuyển sinh đến nhà để hai bên cùng trao đổi. Bà Nhàn ban đầu ngần ngừ, nghĩ để lũ trẻ đi xa gần nghìn cây số “khéo khi mất con mất cháu”. Nhưng sau khi tìm hiểu thêm thông tin, cùng con gái bàn bạc vài ngày, bà quyết định để hai đứa trẻ nhập học.
Vượt qua điều tiếng dư luận, bà nói giờ còn minh mẫn, mấy năm nữa già yếu “không biết ra sao”, trong khi lũ trẻ cần một môi trường giáo dục lành mạnh, có người ở cạnh định hướng. Bà không được đi học nhiều, bố các em cũng hết cấp hai rồi nghỉ, anh đầu vừa biết đọc biết viết và không muốn hai đứa trẻ còn lại lâm vào cảnh tương tự.
Hành trang chuyến đi xa lần đầu tiên trong đời của hai anh em chỉ vài bộ quần áo, dầu gội đầu, vài món đồ cá nhân gói gọn trong những chiếc vali ghi tên tuổi, số điện thoại liên hệ người thân ở phía ngoài. Các đồ dùng thiết yếu đều đã được nhà trường mua sắm đủ.
Hành trang chuyến đi xa lần đầu tiên trong đời của hai anh em chỉ vài bộ quần áo, dầu gội đầu, vài món đồ cá nhân gói gọn trong những chiếc vali ghi tên tuổi, số điện thoại liên hệ người thân ở phía ngoài. Các đồ dùng thiết yếu đều đã được nhà trường mua sắm đủ.
Thành khoe chai dầu gió 25.000 đồng bà nội mua cho trước khi cất vào vali. Bà Nhàn luôn phòng xa khi cháu nội hiếu động, thường nghịch xước xát, thâm tím chân tay, cũng dễ ốm vặt khi thời tiết thay đổi.
Thành khoe chai dầu gió 25.000 đồng bà nội mua cho trước khi cất vào vali. Bà Nhàn luôn phòng xa khi cháu nội hiếu động, thường nghịch xước xát, thâm tím chân tay, cũng dễ ốm vặt khi thời tiết thay đổi.
Trước ngày các cháu đi xa, bà ngoại Nguyễn Thị Hồng lên nấu cơm, mua thịt xiên, bim bim, những món đồ các cháu thích. "Chúng nó còn bé bỏng quá", bà Hồng bật khóc không nỡ xa cháu. Nhưng bà chung quan điểm với thông gia rằng đôi bên nội ngoại có thể quán xuyến được cái ăn, cái mặc cho các cháu từ nay đến 18 tuổi, song không tự tin sẽ định hướng được tương lai.
"Có các cháu ở bên là nguồn vui lúc tuổi già, nhưng vui đâu thể chỉ cho ăn mặc, mà còn phải để cho các cháu được cắp sách tới trường, được học hành tử tế", bà nói và tin rằng hai cháu vào trường Hy Vọng sẽ có bạn bè khắp mọi miền đất nước, sớm hòa nhập với môi trường. Đợi một thời gian nữa khi lũ trẻ ổn định, bà sẽ vào thăm để tận mắt chứng kiến cuộc sống của hai cháu ngoại.
Trước ngày các cháu đi xa, bà ngoại Nguyễn Thị Hồng lên nấu cơm, mua thịt xiên, bim bim, những món đồ các cháu thích. "Chúng nó còn bé bỏng quá", bà Hồng bật khóc không nỡ xa cháu. Nhưng bà chung quan điểm với thông gia rằng đôi bên nội ngoại có thể quán xuyến được cái ăn, cái mặc cho các cháu từ nay đến 18 tuổi, song không tự tin sẽ định hướng được tương lai.
"Có các cháu ở bên là nguồn vui lúc tuổi già, nhưng vui đâu thể chỉ cho ăn mặc, mà còn phải để cho các cháu được cắp sách tới trường, được học hành tử tế", bà nói và tin rằng hai cháu vào trường Hy Vọng sẽ có bạn bè khắp mọi miền đất nước, sớm hòa nhập với môi trường. Đợi một thời gian nữa khi lũ trẻ ổn định, bà sẽ vào thăm để tận mắt chứng kiến cuộc sống của hai cháu ngoại.
Bữa cơm chia tay hai bà nội ngoại trước ngày hai anh em rời Hà Nội. Ngôi nhà 30 m2 có căn gác xép nhỏ từng là nơi trú ngụ của gia đình sáu người, sau khi Thành - Khánh đi học, sẽ còn lại bà Nhàn cùng với cháu trai cả ở lại. Cậu bé 13 tuổi dự định hai năm nữa sẽ đi học nghề cắt tóc.
Bữa cơm chia tay hai bà nội ngoại trước ngày hai anh em rời Hà Nội. Ngôi nhà 30 m2 có căn gác xép nhỏ từng là nơi trú ngụ của gia đình sáu người, sau khi Thành - Khánh đi học, sẽ còn lại bà Nhàn cùng với cháu trai cả ở lại. Cậu bé 13 tuổi dự định hai năm nữa sẽ đi học nghề cắt tóc.
Đà Nẵng đón chào hai cậu bé Hà Nội và các học sinh nhập trường Hy Vọng sáng 1/8, sau hơn một giờ bay. Trong ngày, trường đón hơn trăm học sinh từ cả nước, đông nhất là TP HCM.
Đà Nẵng đón chào hai cậu bé Hà Nội và các học sinh nhập trường Hy Vọng sáng 1/8, sau hơn một giờ bay. Trong ngày, trường đón hơn trăm học sinh từ cả nước, đông nhất là TP HCM.
Hai anh em bước qua cổng trường Hy Vọng trong sự chào đón của các anh chị nhập học hồi tháng Hai. Trường nằm trong khuôn viên FPT City Đà Nẵng, có thể đào tạo từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học, đầy đủ cơ sở vật chất cho việc học lẫn ăn ở.
Sau khi làm thủ tục nhập học, hai anh em được dẫn về phòng nội trú. Thành, Khánh sẽ ở chung với hai anh lớn để lũ trẻ có thể quán xuyến lẫn nhau và có cảm giác anh em một nhà.
Hai anh em bước qua cổng trường Hy Vọng trong sự chào đón của các anh chị nhập học hồi tháng Hai. Trường nằm trong khuôn viên FPT City Đà Nẵng, có thể đào tạo từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học, đầy đủ cơ sở vật chất cho việc học lẫn ăn ở.
Sau khi làm thủ tục nhập học, hai anh em được dẫn về phòng nội trú. Thành, Khánh sẽ ở chung với hai anh lớn để lũ trẻ có thể quán xuyến lẫn nhau và có cảm giác anh em một nhà.
Buổi đầu tiên, Khánh đã kết bạn với Diệp (8 tuổi) và trở nên thân thiết khi được cô bé hướng dẫn cho cách gấp chăn, chỉ chỗ cất đồ, giới thiệu những khu vực trong khuôn viên nhà nội trú. Năm nay, Diệp và Khánh cùng lên lớp Hai.
Buổi đầu tiên, Khánh đã kết bạn với Diệp (8 tuổi) và trở nên thân thiết khi được cô bé hướng dẫn cho cách gấp chăn, chỉ chỗ cất đồ, giới thiệu những khu vực trong khuôn viên nhà nội trú. Năm nay, Diệp và Khánh cùng lên lớp Hai.
Bữa trưa đầu tiên của hai anh em trong khu nội trú.
Rời xa mái trường tiểu học ở Hà Nội, hai cậu bé nhanh chóng bắt nhịp với trường mới và quen thêm nhiều bè bạn.
Hiện, trường Hy Vọng đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhân sự và các chương trình đào tạo, chăm sóc nuôi dưỡng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trong sinh hoạt và học tập của các em.
Bữa trưa đầu tiên của hai anh em trong khu nội trú.
Rời xa mái trường tiểu học ở Hà Nội, hai cậu bé nhanh chóng bắt nhịp với trường mới và quen thêm nhiều bè bạn.
Hiện, trường Hy Vọng đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhân sự và các chương trình đào tạo, chăm sóc nuôi dưỡng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trong sinh hoạt và học tập của các em.
Khánh ngủ ngon lành sau hai ngày gia nhập ngôi nhà chung Hy Vọng, trong buổi tiệc nhẹ chào mừng học sinh mới, mặc cho anh trai và các bạn reo hò gọi dậy.
Sau hai đợt nhập học vào tháng 2 và tháng 8, trường Hy Vọng đã đón gần 200 học sinh.
Đại dịch đã khiến hơn 6.000 trẻ em cả nước mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Tháng 9/2021, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT khởi xướng ý tưởng xây dựng ngôi trường dành cho trẻ mất cha mẹ vì đại dịch, mong muốn tạo ra môi trường để các em được chăm sóc, học tập, trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước.
Khánh ngủ ngon lành sau hai ngày gia nhập ngôi nhà chung Hy Vọng, trong buổi tiệc nhẹ chào mừng học sinh mới, mặc cho anh trai và các bạn reo hò gọi dậy.
Sau hai đợt nhập học vào tháng 2 và tháng 8, trường Hy Vọng đã đón gần 200 học sinh.
Đại dịch đã khiến hơn 6.000 trẻ em cả nước mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Tháng 9/2021, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT khởi xướng ý tưởng xây dựng ngôi trường dành cho trẻ mất cha mẹ vì đại dịch, mong muốn tạo ra môi trường để các em được chăm sóc, học tập, trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước.