Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều đã trải qua một thời điểm mà họ "gần như thất bại", và trong thời đại bùng nổ start-up như hiện nay, việc chia sẻ những ví dụ về một số công ty khởi nghiệp cực kỳ thành công nhưng đã suýt thất bại vào một thời điểm nào đó có thể tạo nên một động lực vô cùng tuyệt vời cho những ai quan tâm. Những người sáng lập có lẽ chỉ còn một inch nữa là từ bỏ, hoặc doanh nghiệp chỉ còn một inch nữa là có thể phá sản.
Dưới đây là 5 công ty khởi nghiệp nổi tiếng đã trải qua những giai đoạn khó khăn, suýt chút nữa phải chào thua nhưng vẫn vượt qua được sườn dốc và vươn tới thành công.
1. FedEx
Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất trong số tất cả các công ty khởi nghiệp gần như thất bại, là câu chuyện của FedEx, hiện là hãng vận chuyển hàng hóa hàng không lớn nhất thế giới.
FedEx được thành lập vào năm 1971 bởi Frederick W. Smith. Frederick đã sử dụng số tài sản cá nhân của mình là 4 triệu đô la, và huy động thêm 90 triệu đô la tài trợ cho công ty khởi nghiệp của mình.
Mục tiêu của FedEx là trở thành thành công ty đầu tiên có thể vận chuyển bưu kiện đến bất kỳ đâu trên thế giới cùng hình thức vận chuyển qua đêm.
3 năm sau khi thành lập công ty, Frederick phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là chi phí nhiên liệu tăng mạnh và công ty đứng trước bờ vực phải tuyên bố phá sản, vì thua lỗ 1 triệu USD mỗi tháng.
Tại thời điểm cấp bách này, tất cả những gì còn lại trong tài khoản của công ty là 5.000 đô la, gần như không đủ để cung cấp năng lượng cho các máy bay vào sáng thứ Hai.
Điều này có nghĩa là nếu FedEx có thể tiếp tục hoạt động sau cuối tuần, nó cần một phép màu để kiếm được tiền cho nhiên liệu. Sau khi bị từ chối về khoản vay vốn bổ sung, Smith quyết định bay đến Las Vegas vào ngày cuối của tuần đó và đánh cược tất cả 5.000 đô la còn lại vào trò Black Jack.
Vào sáng thứ Hai, công ty có 32,000 đô la trong tài khoản ngân hàng của mình, đủ tiền để tiếp tục hoạt động trong vài ngày tới, trong thời gian đó, Smith cũng cố gắng đảm bảo có thêm 11 triệu đô la vốn.
Kể từ ngày đó, FedEx không ngừng phát triển và trở thành "người khổng lồ toàn cầu" trong lĩnh vực chuyển phát nhanh. FedEx hiện có mặt ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ USD.
2. Blogger
Blogger được thành lập bởi Evan Williams vào năm 1999, là một nền tảng blog giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho những ai muốn bắt đầu blog của riêng mình.
Công ty bắt đầu thu được một khoản lãi đáng kể, và vì vậy Williams đã huy động được thêm một số vốn để thuê thêm nhân viên và mở rộng công ty.
Vấn đề xảy ra khi thị trường sụp đổ vào năm 2000, và Evan Williams chỉ còn lại một lựa chọn: sa thải từng nhân viên.
Ngay cả khi phải chịu ảnh hưởng to lớn này, Evan vẫn tự mình tiếp tục duy trì Blogger, và 3 năm sau, Google đã mua lại công ty này với giá hàng triệu USD.
3. Evernote
Evernote là một ứng dụng ghi chú và quản lý công việc, được phát triển bởi Evernote Corporation, có trụ sở chính tại Redwood City, California.
Tương tự như FedEx, Evernote cũng đã từng phải đối mặt với cảnh chỉ còn vài ngày nữa là sẽ phải ngừng hoạt động và cắt lỗ. Người sáng lập, Phil Libin, đã phải đối mặt với một vấn đề lớn khi thị trường chứng khoán sụp đổ và chứng kiến 60% giá trị công ty biến mất.
Anh nhớ lại khoảnh khắc mình ngồi trước máy tính lúc 3 giờ sáng, cảm thấy đã sẵn sàng chấp nhận thất bại. Điều kỳ diệu của câu chuyện này là trong khi đang ngồi đó, một người từ Thụy Điển đã gọi điện tới để cảm ơn vì anh ấy đã tạo ra ứng dụng này.
Đó là một fan cứng của Evernote.
Sau 20 phút trò chuyện trên Skype, người đàn ông Thụy Điển đã đề nghị cho Phil Libin 500.000 đô la như một khoản đầu tư vào Evernote. Công ty đã được cứu ngay tại thời điểm đó và vào tuần sau đó, số tiền thực sự đã được chuyển vào tài khoản của công ty.
4. Airbnb
Airbnb, một dịch vụ di động đặt và cho thuê phòng, căn hộ, có trụ sở tại Silicon Valley, California cũng là một công ty khởi nghiệp thành công khác gần như thất bại trước khi đạt được mức định giá 1 tỷ đô la.
Những người sáng lập, Joe Gebbia và Brian Chesky, đã chi một lượng lớn tiền mặt cho các công ty bán hàng để tạo ra một số lượng khách hàng tiềm năng để bắt đầu xây dựng doanh thu và danh tiếng.
Mặc dù đã cố gắng tạo ra hàng tấn lượt truy cập sau khi chi số tiền lớn, nhưng hầu hết những lượt truy cập đó chỉ là một lần và hiếm khi cho ra được bất kỳ khách hàng tiềm năng lớn nào.
Sau khi tích lũy hàng ngàn đô la nợ thẻ tín dụng, vật lộn chỉ để kiếm sống qua ngày, mọi thứ đã chạm đáy. Tuy nhiên, cùng năm đó, họ được vào chương trình 'Y Combinator' (một công cụ tăng tốc khởi nghiệp công nghệ của Mỹ được ra mắt vào tháng 3 năm 2005. Nó đã được sử dụng để khởi động hơn 3.000 công ty, bao gồm Airbnb, Coinbase, Cruise, DoorDash, Dropbox, Instacart, Quora, PagerDuty, Reddit, Stripe và Twitch), vị cứu tinh của họ. Sau đó, họ tiếp tục trở thành công ty 'Y Combinator' có giá trị nhất.
AirBNB hiện là một trong những nền tảng trực tuyến và dịch vụ lưu trú hàng đầu thế giới với mức định giá hàng chục tỷ đô la với hàng triệu danh sách cho thuê tại 191 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
5. KFC
Harland Sanders là người sáng lập KFC (Kentucky Fried Chicken), hiện là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới. Trên thực tế, đã có lúc CEO Sanders gần như từ bỏ thương hiệu KFC.
KFC khởi đầu là một nhà hàng ven đường duy nhất mà Sanders kinh doanh, nhưng không lâu sau, một con đường lớn hơn được xây dựng gần đó khiến lượng người đi lại ở con đường cũ sụt giảm, và Sanders hầu như không bán được bất cứ thứ gì.
Kết quả là, vị CEO này trở nên tuyệt vọng, ông đã cố gắng lái xe đến hơn 1000 nhà hàng để bán công thức đặc biệt của mình.
Không ai quan tâm đến việc mua nó, mãi tới khi ở tuổi 75, Sanders đã bán được công thức của mình với giá 15 triệu đô la. Ông không nổi tiếng khắp thế giới trước khi qua đời ở tuổi 90, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông vẫn tồn tại thông qua biểu tượng KFC nổi tiếng.
Kết luận
Có rất nhiều doanh nghiệp thành công trên thế giới thực ra đã đến rất gần với thất bại vào một thời điểm nào đó.
Bất cứ ai cũng có thể từ bỏ, nhưng những người sáng lập ra các doanh nghiệp ấy lại vô cùng kiên cường. Họ không bỏ cuộc. Và đó là một trong những phẩm chất vô cùng quý báu và cần thiết đối với các nhà khởi nghiệp ngày nay.