Bất động sản

Đức Hoà tăng tốc hình thành vùng đô thị liên kết

"Thay da đổi thịt" từ những chính sách kịp thời

Nằm ở cửa ngõ kết nối TPHCM với các tỉnh miền Tây, Long An những năm qua đã thực sự có những phát triển vượt bậc về kinh tế. Năm 2021, Long An thực hiệnh tốt "mục tiêu kép" vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế và là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, nguồn vốn FDI chiếm 1/3 cả nước với 42 dự án, tổng vốn 3.272,5 triệu USD. GRDP bình quân đầu người đạt 80.08 triệu đồng/ người, tăng 3.08 triệu đồng so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh hiện có 22 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với tổng diện tích hơn 5.000 ha đất. Các khu công nghiệp đã thu hút 1.694 dự án đầu tư, trong đó, có 817 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 5.120 triệu USD và 877 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 101.127 tỷ đồng.

Để đạt được những thành tự trên, những năm qua, Long An đã đề ra hàng loạt những quyết sách phát triển hạ tầng giao thông trong tỉnh cũng như liên kết với TPHCM và các tỉnh lân cận để thu hút đầu tư. Ngay trong đầu năm 2022, Long An cũng đã đồng loạt khởi công xây dựng, nâng cấp nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối với TPHCM, Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp…

Đức Hoà tăng tốc hình thành vùng đô thị liên kết - Ảnh 1.

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dần hoàn thiện giúp Long An rút ngắn khoảng cách với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ

Tiến độ dự án vành đai 3, 4 kết nối với TPHCM và tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai) và tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) – đến huyện Đức Hòa cũng đang được tập trung phối hợp để sớm thông tuyến. Sự hình thành nhiều tuyến đường kết nối không chỉ tạo thuận tiện cho lưu thông mà còn kéo theo sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, làm tiền đề phát triển đô thị trong tương lai.

Hạ tầng nội tỉnh, Long An cũng tăng tốc triển khai và hoàn thiện hàng loạt dự án giao thông kết nối các khu công nghiệp và cụm cảng quốc tế như: ĐT 830 kết nối huyện Đức Hòa đến cảng Quốc tế Long An; ĐT 818 nối huyện biên giới Đức Huệ với huyện vùng hạ Tân Trụ... góp phần rất lớn trong thu hút nguồn lực, nâng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp và hình thành nhiều tuyến dân cư, khu đô thị mới khang trang hiện đại.

Trước đây, 4 huyện trọng điểm công nghiệp của Long An là: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc thu hút đầu tư chưa thực sự tương xứng với tiềm năng do hệ thống giao thông nhỏ hẹp, thiếu kết nối. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống giao thông đồng bộ, liên kết vùng trở nên gắn kết, địa phương từng bước "thay da đổi thịt". Nhờ vậy, xu hướng người dân dịch chuyển về Long An sinh sống, nghỉ dưỡng cũng tăng cao, nổi bật là khu vực huyện Đức Hoà.

Đức Hoà - đô thị trọng tâm phía Tây của vùng TPHCM

Trong khoảng 10 năm, Đức Hòa đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp với 12 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp, tổng diện tích khoảng 18.000 ha. Thống kê năm 2019, thu ngân sách của Đức Hòa đạt 1.200 tỷ đồng, đứng đầu toàn tỉnh, mức tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%/năm.

Trong định hướng phát triển đến năm 2025, huyện Đức Hoà (Long An) sẽ hoàn thành đô thị loại 3 và hướng đến thành phố trực thuộc tỉnh. Hiện Đức Hoà đã đạt 50/59 tiêu chí thị xã và đạt 48/59 chỉ tiêu thành phố thuộc tỉnh, đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại.

Theo đề án Quy hoạch vùng TP HCM tầm nhìn 2030 - 2050 thì 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TPHCM. Nhờ vậy, những năm qua, Đức Hoà đẩy mạnh xây dựng nhiều dự án hạ tầng trọng điểm nhằm kết nối dễ dàng với khu Tây TPHCM nói riêng và khu trung tâm TPHCM nói chung.

Sự phát triển đột phá của Đức Hòa đã thu hút mạnh mẽ nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS công nghiệp và BĐS đô thị. Mỗi năm, địa phương cũng thu hút hàng trăm người lao động, chuyên gia về sinh sống và làm việc, nhu cầu nhà ở thực ở mức cao nhất tỉnh.

Theo các chuyên gia, TPHCM với dân số trên 10 triệu người, tốc độ đô thị hoá mạnh đang đứng trước rất nhiều áp lực về nhà ở, quỹ đất. Những khu đô thị vệ tinh như Đức Hoà - Long An là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư. Thực tế, rất nhiều chủ đầu tư lớn cũng đã đầu tư nhiều khu đô thị hiện đại tại Đức Hoà, trong đó có khu đô thị phức hợp Dragon Pearl.

Đức Hoà tăng tốc hình thành vùng đô thị liên kết - Ảnh 2.

Địa thế phong thủy tuyệt đẹp với 4 mặt giáp sông của Dragon Pearl

Với định hướng trở thành khu đô thị sinh thái đáng sống phía Tây của vùng TPHCM, khu đô thị Dragon Pearl sẽ là dự án tích hợp tạo ra giá trị sinh lời hấp dẫn chỉ trong thời gian ngắn. Theo chủ đầu tư, khu đô thị Dragon Pearl toạ lạc tại vị trí đắc địa, sở hữu địa thế phong thuỷ tốt với 4 mặt giáp sông cùng hệ thống 15 tiện ích đặc sắc đáp ứng đầy đủ và hoàn hảo mọi nhu cầu mua sắm, giải trí, giáo dục, rèn luyện sức khoẻ... sẽ là nơi sống tuyệt vời cho những gia đình yêu thích không gian xanh, thoáng mát và hiện đại.

Đức Hoà tăng tốc hình thành vùng đô thị liên kết - Ảnh 3.

Khu nhà phố thương mại sẽ đem đến cơ hội kinh doanh đắt giá cho các chủ sỡ hữu

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm