Với diễn biến đảo chiều của thị trường chứng khoán thế giới, VN-Index mở cửa xanh với mức tăng tương đối tích cực. Tuy nhiên, thị trường cũng nhanh chóng hạ nhiệt và quay trở lại trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu. Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 3,2 điểm, tương đương 0,27% và đóng cửa tại 1.169,27 điểm.
Thanh khoản giảm so với phiên trước với 592,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Diễn biến có phần tích cực hơn ở nhóm VN30 khi chỉ số dành phần lớn giao dịch trên mốc tham chiếu. VN30-Index đóng cửa tăng nhẹ 2,64 điểm, tương đương 0,22% với 15 cổ phiếu tăng giá và 12 cổ phiếu giảm giá.
Nổi bất nhất là SSI và STB khi 2 cổ phiếu này duy trì được mức tăng trần đến hết phiên giao dịch, tiếp đến TCB (+5,5%), MBB (+4,5%), VPB (+4,4%)… Ngược lại, GAS và POW giảm kịch sàn, theo sau là FPT (-5,2%), MWG (-5%), MSN (-4,5%)…
Phiên hôm nay ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành trên thị trường. Sau chuỗi phiên bị bán mạnh, nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản đã có bước tăng khởi sắc hơn. Nhóm thép có động thái neo giữ tốt bất chấp diễn biến rung lắc của thị trường chung. Trong khi đó, áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng đối với các cổ phiếu thủy sản, hóa chất, năng lượng và dầu khí.
Tự doanh mua ròng hơn 210 tỷ đồng, tâm điểm nhóm bán lẻ, công nghệ thông tin
Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể họ gom ròng 210,8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 77,7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành với hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là bán lẻ, công nghệ thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MWG, FPT, PNJ, VPB, MBB, STB, ACB, KDH, VHC, E1VFVN30.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top10 mã bị bán ròng gồm FUEVFVND, GAS, VCB, BID, DXG, FUESSVFL, TRA, LPB, HPG, SSI.
Tổ chức nội mua ròng hai phiên liên tiếp
Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 91,7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 114 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 3/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm hóa chất. Top bán ròng có DGC, DIG, SSB, POW, DXG, ASM, STB, GAS, DGW, CII.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu nhóm công nghệ thông tin. Top mua ròng có FPT, HPG, VNM, VIC, VCB, PNJ, NVL, DCM, MWG, MSN.
NĐT duy trì bán ròng trên 330 tỷ đồng phiên VN-Index đóng cửa thấp nhất trong 1 năm
Trong phiên VN-Index tiếp đà giảm hơn 3 điểm, NĐT cá nhân duy trì rút ròng 332 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 220,7 tỷ đồng. Thống kê cho thấy NĐT cá nhân vẫn là bên bán ròng duy nhất trong phiên hôm nay.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã VHM, DGC, DIG, DXG, BID, VCB, VNM, SSI, NVL, POW.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có FPT, HPG, STB, VHC, REE, GMD, VGC, NT2, HDG.
Khối ngoại giảm mua ròng nhẹ phiên VN-Index tiếp đà điều chỉnh
Về phía NĐT nước ngoài, sau phiên mua ròng mạnh trước đó thì quy mô giải ngân của khối này đã giảm đáng kể. Cụ thể, NĐT nước ngoài mua ròng 29 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 29,1 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp, xây dựng & vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FUEVFVND, HPG, STB, VGC, GMD, VHC, REE, HDG, NT2, CTR.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, VNM, MWG, NVL, VIC, SSI, VCB, DXG, GVR.