Khoa học

Động đất ở Myanmar nguy hiểm thế nào, sao không được cảnh báo sớm?

Tóm tắt:
  • Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar xảy ra đột ngột, không có công nghệ dự báo chính xác.
  • Động đất xảy ra ở vùng nông và gần khu dân cư, có thể thiệt hại lớn.
  • Trận động đất lần này mạnh nhất tại Myanmar từ năm 1946 và đầu tiên trên 7,0 từ năm 1991.
  • Khoảng 800.000 người bị ảnh hưởng bởi rung lắc dữ dội, có thể thiệt hại cao.
  • Thiệt hại chưa được xác định, nhưng dự đoán có thể lên tới 100.000 người chết.

Trong bài viết đăng trên Sky News ngày 28/3, biên tập viên khoa học và công nghệ Tom Clarke cho biết dãy núi cao nhất thế giới Himalaya là minh chứng cho sức mạnh của mảng kiến tạo với việc nó được đẩy lên cao bởi sự dịch chuyển dần dần về phía Bắc của mảng Ấn Độ vào mảng Á-Âu.

Sức mạnh này là gần như không thể tưởng tượng được và thảm hoạ xuất hiện khi chỉ một phần rất nhỏ của sức mạnh ấy được giải phóng đột ngột.

Điều đáng buồn là việc này đã xảy ra chỉ cách mặt đất khoảng 9,6km (6 dặm), ngay bên dưới chân của 1,2 triệu người sống tại thành phố Mandalay của Myanmar và các khu định cư xung quanh.

Một đường đứt gãy dọc theo ranh giới mảng Ấn Độ - Á-Âu chạy gần như trực tiếp bên dưới thành phố Mandalay.

Động đất ở Myanmar nguy hiểm thế nào, sao không được cảnh báo sớm? ảnh 1

Qua nhiều thập kỷ, khi các mảng trượt qua nhau, căng thẳng tích tụ trong lớp đá dưới bề mặt và khi nó bị phá vỡ, một trận động đất xảy ra.

Những đứt gãy trượt ngang như vậy, theo cách gọi chuyên môn, không tạo ra những trận động đất mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, một trận động đất có độ lớn 7,7 (7,7 độ richter) vẫn cực kỳ mạnh và tàn phá, đặc biệt nếu nó xảy ra ở vùng nông của vỏ Trái Đất và gần các khu dân cư.

Động đất ở Myanmar nguy hiểm thế nào, sao không được cảnh báo sớm? ảnh 2

Trận động đất ngày 28/3 ở Myanmar đã hội tụ cả hai yếu tố đó.

Hãng CNN ngày 28/3 cho biết thêm trận động đất ngày 28/3 chắc chắn là trận động đất lớn nhất tấn công Myanmar kể từ năm 1946 và có khả năng là trận động đất mạnh nhất trong thời hiện đại. Cơn địa chấn năm 1946 ước tính có cường độ từ 7,6 đến 7,7 và cũng xảy ra dọc theo Đứt gãy Sagaing.

Đây cũng là trận động đất đầu tiên mạnh trên 7,0 ở Myanmar kể từ năm 1991, khi một trận động đất mạnh 7,0 xảy ra cách tâm chấn trận động đất vừa qua khoảng 160km về phía bắc.

Động đất ở Myanmar nguy hiểm thế nào, sao không được cảnh báo sớm? ảnh 3

Lần gần đây nhất có một trận động đất trên đất liền có cường độ như vậy là trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023, khiến hơn 50.000 người thiệt mạng.

Trận động đất ở Myanmar có ước tính về độ rung lắc và thiệt hại tương tự như trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm đó.

USGS cho biết, trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 750.000 người phải chịu rung lắc dữ dội; còn trận động đất ở Myanmar đã khiến khoảng 800.000 người phải chịu rung lắc dữ dội.

Điều đáng chú ý là Myanmar có số người phải hứng chịu trận động đất mạnh và nghiêm trọng (cấp độ 8 và 9) cao gấp đôi, gần 5 triệu người so với con số 2,7 triệu người trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện tại quy mô thiệt hại của thảm họa này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tờ Dailymail cho biết USGS cảnh báo con số thương vong có thể lên tới 10.000 người, thậm chí 100.000 người.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất ở Myanmar mạnh 7,7 độ và xảy ra ở độ sâu 10 km. Tâm chấn nằm cách thành phố Mandalay, Myanmar khoảng 17 km. Khác với núi lửa, động đất không có dấu hiệu báo trước, theo các chuyên gia. Mặc dù đã có hệ thống cảnh báo sớm động đất, chúng ta chỉ có thể phát hiện sóng P - loại sóng đầu tiên phát ra từ trận động đất - vài giây trước khi rung chấn xảy ra.

Châu Anh

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Lý do Trung Quốc thu mua rất nhiều tôm Việt Nam

Trong những tháng đầu năm, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu tiêu thụ, mặt hàng này được rao bán phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của xứ "tỷ dân".

Kỹ sư thiết kế "cầu lọng vàng" nghìn tỷ tại Huế lên tiếng xung quanh nghi vấn sao chép mẫu cầu nước ngoài

Trong quá trình hoàn thiện, đưa vào sử dụng cầu Nguyễn Hoàng - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Hương (TP. Huế), dư luận, mạng xã hội đã có nhiều ý kiến khen, chê trái chiều. Trong đó, đáng chú ý là ý kiến về nghi vấn công trình có dấu hiệu sao chép, “đạo nhái” công trình cầu nước ngoài. Ông Antti Karjalainen - kỹ sư người Phần Lan tham gia thiết kế cầu, đã lên tiếng liên quan nghi vấn này.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (29/3), mỗi lượng vàng SJC và vàng nhẫn đều tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, ở mức 100 triệu đồng/lượng. Khoảng cách mua vào - bán ra nới rộng lên 2 triệu đồng/lượng.

Loạt vướng mắc đăng kiểm xe quá khổ, quá tải

Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân của vướng mắc là do các cơ sở đăng kiểm còn lúng túng trong việc chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ đo tốc độ xe, điều kiện về đường thử phanh đối với các phương tiện quá khổ, quá tải.