Hoàng Đình Tuyển – Founder & CEO Công ty Cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Quốc Tế ABC Việt Nam
Thị trường BĐS chuẩn bị đi đến đầu năm mới - thời điểm được nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, thực tế thị trường vẫn đối mặt với những khó khăn.
Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của các dự án BĐS, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh. Tương tự, trong báo cáo gần đây từ Bộ Xây dựng đã chỉ ra: tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng đều tăng… dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng theo.
Hiện nay vốn BĐS chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động phát hành trái phiếu, nguồn vốn khác chỉ chiếm 15 - 30% và chưa có nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS. Mặt khác, khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng cũng như huy động trái phiếu doanh nghiệp vừa qua đã làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên hạn chế. Chính vì vậy, anh Tuyển cho rằng, những nguyên nhân này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BĐS trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, dự kiến đến tháng 6/2023, thị trường sẽ phục hồi phân khúc ở thực và dự án đủ điều kiện pháp lý tại HN và HCM.
Thị trường BĐS: Kỳ vọng sự phục hồi trong năm 2023 (Nguồn: batdongsan.com; Đồ họa: Văn Chung)
CEO Hoàng Đình Tuyển nhận xét: “Đây là thời kỳ trải qua khó khăn, làm chậm tăng trưởng của thị trường. Dẫu vậy, quá trình giảm tốc này tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có thể xem xét, đánh giá hiện trạng phát triển, đưa ra những cải thiện nhằm gỡ những nút thắt này, cùng nhau củng cố và xây dựng thị trường bền vững”.
Phối cảnh tổng thể dự án Meyhomes Capital Phú Quốc
Dưới góc độ vĩ mô, nam doanh nhân cho biết thêm, ở thời điểm cuối năm, mặc dù thị trường BĐS khó khăn, bên cạnh đó vẫn luôn có cơ hội. Cụ thể, nhà nước đã ban hành 3 chính sách lớn, bao gồm Nghị định 44/2022; Nghị quyết 18; Nghị định 65/2022. Đây được ví như ánh sáng cuối đường hầm để tạo niềm tin với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Về những giải pháp để tháo gỡ nút thắt, CEO Hoàng Đình Tuyển đề xuất: “Cần có cơ chế ngăn ngừa các tiêu cực về tham nhũng đất đai có thể xảy ra trong các dự án đầu tư. Đối với các nhà đầu tư dự án và các nhà đầu tư thứ cấp, cần phải hiểu rõ pháp luật để biết phòng tránh các rủi ro pháp luật. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng cần nắm rõ quy hoạch phát triển để lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp. Để thị trường được cải thiện, ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ nên cần một hệ thống pháp luật thật chi tiết nhằm khuyến khích phát triển và ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.” Và NQ18 chính là nút thắt cần được giải quyết để tình hình BĐS của VN được minh bạch cho thị trường BĐS khởi sắc.
Phối cảnh tổng thể dự án Đồi Rồng - Daragon Ocean Hải Phòng
Mặt khác, anh Tuyển nhận định thêm: “Năm 2023, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự đoán sẽ hồi phục. Thị trường BĐS tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát … là trọng tâm chính trong các cơ chế chính sách nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế.”
2023 cũng là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường BĐS: luật Đất đai, luật Kinh doanh BĐS, luật Nhà ở,… Những điểm sáng này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, thị trường có nhiều cơ hội để phát triển theo đúng chu kỳ. Và các tháng đầu năm 2023, sẽ dần ổn định hơn khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỉ giá được ban hành, từ đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận, giúp thị trường tốt hơn.
Ảnh thị trường căn hộ (Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, SAVILLS, CBRE)
Trước tình trạng quỹ đất tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, cơ cấu nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ sản phẩm căn hộ, biệt thự nội đô còn khá thấp, chủ yếu là căn hộ và các dự án đã được phê duyệt. Lúc này, căn hộ chung cư, nhà phố và đất nền vẫn đóng vai trò là xu hướng đầu tư BĐS hiện nay nhờ tính thanh khoản và lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn bởi giá trị sinh lời và giá trị sử dụng mà nó mang lại.
Theo thông tin mới nhất, ngân hàng nhà nước sẽ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc từ 30% lên 49%. Điều này đồng nghĩa với việc room tín dụng sẽ tăng lên, qua đó cải thiện bộ dệm an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro hoạt động và tăng cường chỉ tiêu an toàn vốn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường BĐS trong tương lai.
Anh Tuyển chia sẻ thêm: "Sự kỳ vọng về kinh tế Việt Nam sẽ có những bước phát triển không ngừng với tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Tuy thị trường biến động, nhưng đối với nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đó lại là thời cơ. Tìm hiểu kỹ về các loại hình BĐS sẽ giúp các nhà đầu tư cân nhắc tài chính, đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hạn chế được rủi ro và tăng khả năng sinh lợi".
Dù khó khăn vẫn còn tồn tại, nhưng song song vẫn luôn có những cơ hội và điểm sáng mới, giới chuyên gia và những nhà đầu tư lâu năm vẫn sẽ đặt niềm tin vào thị trường BĐS năm 2023 được phục hồi và đầy khởi sắc.