Dinh dưỡng

Điều gì xảy ra khi uống nước tía tô liên tục trong một tháng?

Nước lá tía tô. Ảnh: Pinterest

Nước lá tía tô. Ảnh: Pinterest

Theo y học, tía tô có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tiêu lạnh, thúc đẩy lưu thông khí, loại bỏ đờm, bổ phổi, làm dịu cơn hen suyễn, ngăn ngừa sảy thai thai, giải độc cá và cua, chữa rắn cắn. Sau đó, các nghiên cứu hiện đại cho thấy lá tía tô chứa nhiều dầu dễ bay hơi, axit amin, sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C... Hạt tía tô có chứa axit linoleic, vitamin B...

Nếu kiên trì uống tía tô ngâm nước trong một tháng, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi sau:

1. Cải thiện chức năng tim mạch

Axit alpha-linoleic trong tía tô có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất béo trung tính cao trong máu, ức chế sự tổng hợp cholesterol nội sinh và hỗ trợ hạ lipid máu. Dầu tía tô có thể ức chế sự giải phóng tiểu cầu và serotonin, chống huyết khối.

2. Trí nhớ và thị lực được cải thiện

Axit alpha-linoleic của dầu tía tô chủ yếu tồn tại trong cơ thể dưới dạng axit docosahexaenoic (DHA), là một trong những thành phần cơ bản nhất của hệ thần kinh não. Vì vậy, tiêu thụ tía tô thường xuyên có tác dụng tốt trong việc cải thiện trí nhớ và thị lực.

3. Cải thiện viêm da dị ứng, viêm phế quản, khó tiêu, thiếu máu, cảm lạnh

Tía tô có tác dụng làm giảm các phản ứng dị ứng như viêm da dị ứng và sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng). Bệnh nhân mắc các bệnh về phế quản có thể thuyên giảm tình trạng bệnh. Bởi tía tô giúp làm giãn mạch máu trên da, kích thích dây thần kinh tuyến mồ hôi và làm đổ mồ hôi, giảm co thắt phế quản.

Chất sắt và vitamin C dồi dào trong lá tía tô có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, tía tô có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng cảm lạnh tương đối nhẹ như ớn lạnh, nghẹt mũi, khó chịu ở cổ họng, dùng nước tía tô sẽ thấy hiệu quả. Tía tô cũng rất thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

4. Cơ thể tràn đầy năng lượng hơn

Thường xuyên uống nước tía tô giúp đào thải độc tố, khiến cơ thể tràn đầy năng lượng. Đồng thời, tía tô có thể thúc đẩy quá trình tiết enzyme tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa.

Những điều lưu ý khi uống nước lá tía tô

1. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có thể chất yếu, mắc các bệnh đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

2. Lá tía tô ngâm nước không nên uống quá lâu, vì sẽ dễ dẫn đến thất thoát khí trong cơ thể.

3. Mặc dù nước tía tô có nhiều lợi ích, không nên uống quá liều. Chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi ngày.

4. Lá tía tô tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh, còn lá tía tô khô nên để nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách nấu nước tía tô

- Rửa sạch khoảng 200 g lá tía tô tươi, giữ nguyên cành và lá, cắt khúc nhỏ.

- Đổ 2,5 l nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi đun sôi, để nhỏ lửa trong 2-3 phút rồi tắt bếp.

- Lọc lấy nước tía tô để sử dụng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm