Doanh nghiệp

Diễn đàn “xanh": Cơ hội để doanh nghiệp thực hành kinh tế tuần hoàn

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức "Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam" với sự tham gia của Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng đại diện các đối tác phát triển, Đại sứ, đại diện các doanh nghiệp lớn, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về kinh tế tuần hoàn (KTTH). 

Là một trong số các doanh nghiệp đang thực hành kinh tế tuần hoàn với phương châm phát triển bền vững, ông Roongrote Rangsiyopash (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG), phát biểu tại Hội nghị: "Với quá trình công nghiệp hóa và sự gia tăng tiêu dùng, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về cách xử lý chất thải. Ngoài ra, việc ô nhiễm môi trường biển do rác thải đã và đang đe dọa, phá hủy hệ sinh thái đáy biển. Nếu chúng ta có thể phân loại, thu gom, và tái chế rác thải, chúng ta có thể vượt qua thử thách này. Lộ trình đến với một xã hội các-bon thấp, kết hợp với sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn sẽ dẫn đến sự thịnh vượng bền vững cho các quốc gia". 

Hoạch định chiến lược kinh doanh chuyển dịch mô hình kinh tế tuần hoàn

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCGC), và Bao bì (SCGP). Trong nhiều năm qua, Tập đoàn SCG và hệ thống các công ty thành viên đã luôn kiên trì, thực hiện đồng bộ mô hình kinh tế tuần hoàn vào các hoạt động kinh doanh. 

Diễn đàn “xanh: Cơ hội để doanh nghiệp thực hành kinh tế tuần hoàn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Roongrote Rangsiyopash tham quan triển lãm các thành quả KTTH của SCG tại Hội nghị.

Trong lĩnh vực Hóa dầu, SCG và công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn (LSP) thuộc ngành hóa dầu của SCG (SCGC) đang triển khai dự án lọc hóa dầu với số vốn hơn 5 tỷ USD, dự kiến hoàn thành xây dựng và bắt đầu hoạt động vào quý 1 năm 2023. Trong buổi diện kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 02/2022, SCG và LSP cam kết ứng dụng những công nghệ xanh - sạch để đảm bảo các tiêu chí về bền vững cho môi trường. 

SCG Packaging (SCGP) hoạt động trong lĩnh vực bao bì cũng đã và đang cải tiến cũng như tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và quy trình sản xuất với tiêu chí 3G: Green Product - Green Process - Green Mind. Theo đó, SCGP mang đến nhiều sản phẩm "xanh",sử dụng ít nguyên liệu giấy hơn để sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc độ bền, giảm tiêu thụ năng lượng vận chuyển và chi phí hậu cần nhờ trọng lượng nhẹ của chúng.

Những thành quả có thể đo lường khi ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị minh bạch) còn có thể giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tài nguyên, nhân sự lẫn quản trị doanh nghiệp

Điển hình hiện nay, ngành xi măng – vật liệu xây dựng của SCG đang hướng đến mục tiêu Phát thải ròng bằng 0. Nhiều dòng sản phẩm phù hợp để hạn chế khí thải CO2 vào môi trường được phát triển như SCG Super Xi măng, Sông Gianh và Starcemt. Quá trình sản xuất các sản phẩm theo sát mục tiêu hạn chế khí thải, SCG còn có thể tiết kiệm chi phí trong thay thế nguyên liệu thô, mang lại hiệu quả kinh doanh dài hạn.

Góp sức lan tỏa giá trị của mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao vị thế doanh nghiệp

Không chỉ định vị là Tập đoàn thực hiện nhất quán mô hình kinh tế tuần hoàn, SCG còn tham gia tổ chức Hội nghị "Xanh" được triển khai theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm từ nhựa, thay vào đó là các vật liệu tái chế, trong đó có thể kể đến các mô hình được làm bằng 100% giấy tái chế của SCGP - Ngành kinh doanh Bao bì của SCG nhằm giảm phát thải ra môi trường, hướng tới phát triển bền vững toàn cầu.

Diễn đàn “xanh: Cơ hội để doanh nghiệp thực hành kinh tế tuần hoàn - Ảnh 2.

Các mô hình trưng bày tại Hội nghị được làm bằng 100% giấy tái chế của SCGP.

Năm 2021, 05 công ty thành viên của Tập đoàn SCG thuộc 03 mảng kinh doanh chính (Bao bì, Xi măng - Vật liệu xây dựng và Hóa dầu) cũng đã được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững năm 2021 theo Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC) - một trong các công ty thành viên của SCGP – cũng đã lọt vào top 100 Doanh bền vững vừa giải thưởng Bình đẳng giới tại nơi làm việc. 

Những thành quả của SCG cũng đã minh chứng Tập đoàn này vẫn đã và đang là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hành mô hình Kinh tế tuần hoàn và áp dụng chiến lược ESG, hướng đến mục tiêu Phát thải các-bon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm