Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy Lạng Sơn phát triển toàn diện là sự hình thành của các dự án quy mô được đầu tư bài bản. Đến nay, địa phương ghi nhận nhiều tập đoàn lớn "đổ bộ" như Sun Group với Khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn; Vingroup với dự án Vincom Lạng Sơn, Vinpearl Lạng Sơn...
Trong đó, Mailand Hoàng Đồng, khu đô thị được phát triển bởi Công ty Phú Long được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế và du lịch địa phương.
Mailand Hoàng Đồng sở hữu vị trí lý tưởng tại TP Lạng Sơn, ngay trên tuyến đường xuyên Á, gần cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đồng thời cách Hà Nội hai giờ lái xe. Nhờ vậy, vị trí dự án thuận tiện giao thương hai chiều tới các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và thị trường Quảng Tây (Trung Quốc).
Với địa thế thuận tiện, Mailand Hoàng Đồng được kỳ vọng trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp tại khu vực cầu nối giao thương liên vùng, liên quốc gia.
Với quy mô đại đô thị đa chức năng, Mailand Hoàng Đồng được quy hoạch bài bản và hiện đại, góp phần hình thành diện mạo mới cho thành phố Lạng Sơn. Dự án tích hợp hàng trăm tiện ích đáp ứng đầy đủ công năng từ thương mại, giao thương cho đến du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí và an cư. Trong đó, hệ thống tiện ích nổi bật phải kể đến như sân golf 18 lỗ, casino, nhà hát, trung tâm thương mại phi thuế quan, resort và khách sạn cao cấp, khu trò chơi giải trí, các tuyến phố thương mại, club house...
"Sự xuất hiện của Mailand Hoàng Đồng không chỉ góp phần nâng tầm chất lượng sống của người dân xứ Lạng mà còn là thỏi nam châm thu hút và giữ chân du khách, đóng góp không nhỏ cho kinh tế và du lịch Lạng Sơn", đại diện đơn vị phát triển chia sẻ.
Theo Thông báo kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cuối năm 2021, tỉnh hướng tới phát huy các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, trong đó kinh tế cửa khẩu và du lịch bền vững là hai trụ cột hàng đầu.
Sở hữu vị trí kết nối Trung Quốc và các nước ASEAN, Lạng Sơn có vị thế địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế xuyên Á và hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Đồng thời, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất Việt Nam cùng hệ thống hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu song phương và 9 cửa khẩu phụ đem đến ưu thế lớn cho Lạng Sơn về phát triển kinh tế và mậu dịch quốc tế.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn có ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh sắc núi non hùng vĩ cùng hàng trăm di tích lịch sử, chùa, đền, đình... để phát triển du lịch đa chiều như du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí.
Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch, ngành du lịch Lạng Sơn đang phục hồi tích cực trong năm 2022. Cụ thể, theo số liệu từ Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, doanh thu du lịch 5 tháng đầu năm tăng 11,53% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thủ tướng, tiềm năng phát triển của Lạng Sơn vẫn bỏ ngỏ nhiều cơ hội khi mà quy mô kinh tế còn nhỏ, kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; xuất nhập khẩu tăng trưởng chưa ổn định.