Sáng 12/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của CTCP Vicostone (Mã: VCS) tại trụ sở ở Khu công nghệ cao Hoà Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Năm 2024, Vicostone lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 4.603 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.034 tỷ đồng; tăng lần lượt gần 6% và 3,5% so với năm 2023. Đối với công ty mẹ, công ty đặt mục tiêu 4.315 tỷ đồng doanh thu, 959 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng lần lượt 8%, 6% so với cùng kỳ.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, doanh nghiệp dự kiến thanh toán cổ tức bằng tiền với tổng tỷ lệ 40% (4.000 đồng/cp) với tổng số tiền thanh toán là 640 tỷ đồng. Năm 2023, Viconstone đã thực hiện hai đợt tạm ứng cổ tức tiền mặt với tổng tỷ lệ 40%.
Việc quyết toán cổ tức năm 2024 sẽ được quyết định tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Vicostone cũng nhấn mạnh, cổ đông có thể yên tâm về các phương án trả cổ tức của công ty khi việc này sẽ được thực hiện đều đặn.
Bên cạnh đó, cổ đông đã thông qua phương án nhận chuyển nhượng dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa Polyester không no có khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết, ứng dụng trong sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh và vật liệu compozit khác". Dự án được đầu tư bao gồm hai giai đoạn với tổng công suất 50.000 tấn/năm. Dự án đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và công suất thiết kế là 24.000 tấn/năm.
Một nội dung quan trọng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vicostone là bầu 5 thành viên HĐQT, nhiệm kỳ 2024 – 2029 gồm: ông Hồ Xuân Năng, bà Lê Thị Minh Thảo, bà Trần Lan Phương, ông Nguyễn Quang Hưng, ông Phạm Trí Dũng.
Thảo luận
Lợi thế và rủi ro khi giao dịch với các bên liên quan?
Ông Hồ Xuân Năng: Nếu làm đúng quy trình thì chẳng rủi ro nào, rủi ro chính là không tuân thủ quy trình. Hàng năm, Vicostone nói riêng và tập đoàn nói chung đều được thanh tra kịp thời từ Tổng Cục thuế về các mặt. Chúng tôi luôn cố tuân thủ pháp luật để làm đúng, còn cái gì chưa đúng thì chủ yếu do thiếu kinh nghiệm, chứ không bao giờ có hành vi hay ý đồ trốn thuế, gian lận thuế vì chúng tôi phải làm rất kỹ để đề phòng rủi ro các vấn đề quốc tế do 90% thị trường của Vicostone đến từ xuất khẩu.
Ở Vicostone đều có 4 vòng kiểm tra và phòng bị rủi ro. Vòng thứ nhất là nhân viên của công ty triển khai thực hiện, vòng thứ hai là kiểm toán nội bộ, vòng thứ ba là kiểm toán độc lập, vòng thứ 4 là tư vấn quốc tế. Ở Vicostone, chúng tôi mời tư vấn và luật sư từ Mỹ để rà soát hàng năm.
Chia sẻ kế hoạch đầu tư của Vicostone sắp tới?
Ông Hồ Xuân Năng: Năm 2024, công ty chỉ đầu tư cho M&A để thống nhất chuỗi cung ứng, còn đầu tư mới thì chưa có kế hoạch. Còn đầu tư nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào kết quả đa dạng hoá sản phẩm.
Dự báo thị trường xuất khẩu trong thời, nhất là thị trường Mỹ?
Ông Hồ Xuân Năng: Thời gian tới thị trường có thể gặp nhiều khó khăn. Tại Mỹ, nhu cầu xây dựng không tăng mặc dù giá nhà cao, xây mới ít nên chúng ta sẽ hy vọng thị trường cải tạo. Đặc biệt, sản phẩm của Vicostone tập trung ở phân khúc cao nên sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, Vicostone đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ chính các công ty Việt Nam hay công ty đến từ các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan….
Tình hình kinh doanh quý I/2024?
Ông Hồ Xuân Năng: Trong quý I/2024, công ty ước đạt 1.074 tỷ đồng doanh thu tăng 3,9% so với kỳ, lợi nhuận trước thuế ước tăng 5% so quý I/2023.
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu 8% có phải khiêm tốn?
Ông Hồ Xuân Năng: Để đạt được mục tiêu đề ra, công ty cần phải kiểm soát tốt chi phí khi giá đầu vào tăng, chi phí nhân công cũng không còn rẻ. Vicostone là một doanh nghiệp nhân văn nên không sa thải nhân viên. Do đó phải chấp nhận bài toán chi phí nhân công cao đối với doanh thu. Vì vậy, con số 8% không phải là khiêm tốn, cũng không phải là đơn giản mà là con số thách thức.
Áp lực cạnh tranh hiện nay là gì?
Ông Hồ Xuân Năng: Áp lực cạnh tranh là rất cao. Áp lực lớn nhất là khi các đối thủ làm mọi cách để giảm giá sản phẩm khi chúng ta bán 100 USD, họ bán có 50 - 60 USD. Vì vậy, chúng ta phải đi bằng cách khác, không cạnh tranh về giá, không cạnh tranh về số lượng mà cạnh tranh về công nghệ và sự khác biệt của chúng ta.
Doanh thu theo thị trường của Vicostone ra sao?
Ông Hồ Xuân Năng: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vicostone là Mỹ và Canada, trong đó, thị trường Canada gần bằng 1/2 Mỹ. Năm 2023, doanh thu bán hàng nội địa ở Việt Nam khá khiêm tốn, khoảng 20 triệu USD, dự báo năm nay cũng như vậy.
Căng thẳng Biển Đỏ tác động ra sao đến hoạt động kinh doanh?
Ông Hồ Xuân Năng: Ảnh hưởng chính là về giá thành khi giá cước tăng lên một chút hay tốc độ giao hàng cũng chậm hơn nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều. Vì các đối tác, nhà phân phối của Vicostone đều chuẩn bị khá kỹ và chu đáo về vấn đề này.
Chia sẻ kế hoạch chuyển sàn?
Ông Hồ Xuân Năng: Việc chuyển sàn Vicostone đã đề cập từ những năm trước, khi chuẩn bị chuyển thì lại có thông báo không phải chuyển nữa. Giờ công ty không nhất thiết phải chuyển ngay vì trước sau gì các cơ quan quản lý sẽ có những sắp xếp sớm.
Kế hoạch kinh doanh tại thị trường châu Á, Nhật Bản?
Ông Hồ Xuân Năng: Thị trường châu Á khá nhỏ. Thị trường tiêu thụ lớn nhất ở châu Á là Trung Quốc nhưng giá bán sản phẩm ở đây rẻ, Vicostone bán ở đây thì cũng không có lãi. Đối với Nhật Bản, quốc gia này làm gì cũng nhẹ và tiết kiệm, trong khi số lượng cũng ít nên cũng chẳng bõ. Vì vậy, chúng ta không nên hy vọng nhiều ở thị trường này.
Chia sẻ kế hoạch 5 năm tới?
Ông Hồ Xuân Năng: Với tình hình kinh tế như hiện nay rất khó dự báo mọi thứ trong vòng năm 5 năm tới. Đối với Vicostone, tăng trưởng 10% đã là hạnh phúc, trừ chúng ta khi có thay đổi gì quá đột phá về mặt công nghệ. Tôi cho rằng, chúng ta cứ tăng trưởng bền vững, ổn định là quan trọng nhất.
Công ty chủ động được bao nhiêu phần trăm đầu vào?
Ông Hồ Xuân Năng: Công ty đang sản xuất 100% sản phẩm tại Việt Nam. Trong đó, nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam khoảng 95%, 5% - 10% đến từ nước ngoài.
Có chiến lược mở rộng ở thị trường Trung Đông?
Ông Hồ Xuân Năng