Kỹ năng sống

ĐH Harvard: Người EQ cao kiểm soát tốt cảm xúc để tình huống nào cũng "được lợi", cả giận mất khôn, bạn sẽ phải trả giá cho tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình

Sau nhiều năm nghiên cứu, đại học Harvard đã xuất bản một tập hợp các sơ đồ logic và một trong những biểu đồ nói rõ rằng: Cảm xúc và hạnh phúc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Khi nóng giận, nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn “Tức giận-phẫn nộ-trả thù”. Vậy làm thế nào để ngăn chặn bản thân không rơi vào tình trạng này? Câu trả lời rất đơn giản: Chỉ cần bạn quản lý tốt cảm xúc của mình.

    1. Bạn sẽ phải trả giá cho mọi cảm xúc tồi tệ của mình

Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc gặp phải những điều không vui. Có người chỉ vì chút chuyện nhỏ xíu mà xảy ra cãi vã, cuối cùng dẫn đến xô xát. Cũng có vì tức giận nhất thời mà khiến một chuyện nhỏ xíu biến thành một thảm họa sinh tử. Và tất nhiên, người gánh chịu hậu quả sẽ chỉ là chúng ta mà thôi.

Cách đây không lâu, tôi đã đọc qua một bài báo liên quan đến việc một bà bầu ở Trùng Khánh đã cắt hỏng 32 chiếc váy cưới trong cơn tức giận.

Nguyên nhân là do cô Tương muốn hủy đám cưới nên đã đến tiệm đồ cưới để lấy lại số tiền 3.500 nhân dân tệ đã đưa trước đó. Nhưng lúc đó hai bên đã ký hợp đồng, tiệm áo cưới cũng giao tiền cọc cho người chủ trì hôn lễ, nhiếp ảnh gia và các nhân viên khác, nên không thể trả lại được.

Sau nhiều lần yêu cầu thất bại, nên cô đã cầm kéo đến tiệm và cắt hỏng 32 chiếc áo cưới. Khi cô Tương đang cắt váy cưới, cô nhân viên đã quay lại video và nhắc nhở cô: “Những chiếc váy này có giá trị mấy chục nghìn đô, cô phải suy nghĩ cho kĩ”. Nhưng cô Tương lại tức giận, ngang ngược nói: "Mấy ngàn cũng được, mấy vạn cũng được, các người dám bắt nạt bà đây….”.

Sau đó, cảnh sát đã nhanh chóng can thiệp vào vụ này. Cuối cùng, cô Tương phải bồi thường 67.400 nhân dân tệ cho tất cả những chiếc váy hỏng. Lúc này cô Tương mới bắt đầu hối hận nhưng đã quá muộn.

Đây chính là ví dụ cho câu nói: “Nếu bạn buông thả cảm xúc của mình, thì nó nhất định sẽ trừng phạt bạn bằng cách đau đớn nhất”

ĐH Harvard: Người EQ cao kiểm soát tốt cảm xúc để tình huống nào cũng được lợi, cả giận mất khôn, bạn sẽ phải trả giá cho tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình - Ảnh 1.

Câu chuyện này cũng gợi nhắc đến một câu chuyện kinh điển khác.

Chuyện kể về một con rắn bò qua một chiếc cưa và bị thương. Nó đã tức giận quay lại, cắn chiếc cưa, nhưng kết quả lại làm miệng mình bị thương. Nó nổi giận và nghĩ rằng chiếc cưa đang tấn công mình. Vì vậy, nó dùng toàn bộ cơ thể của mình quấn chặt chiếc cưa, gắng hết sức để làm cưa “chết ngạt”.

Tất nhiên, chiếc cưa không chết mà là con rắn chết. Con rắn ngay cả khi chết đi rồi vẫn không biết kẻ làm hại nó không phải chiếc cưa, mà chính là sự tức giận nhất thời của mình.

Trong cuộc sống hàng ngày, lúc nào cũng sẽ có những việc khiến ta bực mình. Nhưng bạn phải nhớ rằng, khi tất cả những tức giận, bực bội, buồn phiền được trút bỏ, thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải trả một cái giá tương đương. Đừng để sự nóng giận nhất thời làm bạn mù quáng. Chỉ có tự giải thoát bản thân khỏi các cảm xúc tiêu cực, quản lý tốt tâm trạng của mình, bạn mới có thể có được sự thỏa mãn và niềm vui lâu dài.

    2. Kẻ mạnh thực sự là bậc thầy về quản lý cảm xúc

Trong cuộc sống, những điều có thể khiến cảm xúc chúng ta mất kiểm soát luôn xảy ra, chẳng hạn như: Kế hoạch mà bạn mất mấy đêm không ngủ để hoàn thành lại bị một câu nói của sếp phủ định, bạn khóc không thành tiếng; bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể có sống cuộc sống như mong muốn, bạn thất vọng tràn trề… Những điều này tuy có vẻ rất tồi tệ, nhưng dùng thái độ nào để đối diện với nó lại hoàn toàn dựa vào lựa chọn của bạn.

Cảm xúc chỉ là một phản ứng đối với hoàn cảnh xung quanh, bạn nhìn xung quanh như thế nào thì bạn sẽ thể hiện cảm xúc như thế đó. Cảm xúc là do bạn sinh ra. Vì vậy, khi gặp chuyện, trước hết đừng vội mất bình tĩnh. Cố gắng bình tĩnh và biết cách tiết chế cảm xúc là bước khởi đầu cho quá trình trưởng thành của một người.

ĐH Harvard: Người EQ cao kiểm soát tốt cảm xúc để tình huống nào cũng được lợi, cả giận mất khôn, bạn sẽ phải trả giá cho tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình - Ảnh 2.

Susan, một nhà tâm lý học người Nam Phi, từng là một người có tâm trạng thất thường. Căn hộ bị mất điện, lỡ tàu điện ngầm, không được mời dự tiệc... dù là những thứ nhỏ nhặt nhất cũng sẽ khiến cô ấy bực tức. Thậm chí, khi có người nói chuyện bên cạnh cô ấy, cô ấy cũng sẽ nghĩ rằng họ đang cố tình làm phiền cô và cô nổi giận. Dần dần, những người bạn thân một thời của cô lần lượt ra đi, công việc và cuộc sống của cô trở nên lộn xộn.

Sau khi giáo viên hướng dẫn tìm hiểu hoàn cảnh của Susan, cô ấy đã nói như thế này: “Khi em nhìn vào thế giới rộng lớn, em sẽ nhận ra rằng tất cả sự bực tức của em chỉ đơn giản là do em không thể làm gì với tình huống trước mắt mà thôi”. Chính câu nói ấy đã thức tỉnh Susan.

Từ đó về sau, Susan dành toàn bộ tâm trí cho việc nghiên cứu tâm lý học, cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn. Và khi nền tảng học tập và làm việc tiếp tục được cải thiện, Susan nhận ra rằng những người, những điều cô không hài lòng cũng ngày càng ít đi.

Susan, hiện là giáo sư tâm lý học tại Đại học Yale, đã chia sẻ một cách chân thành trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta là chủ của cảm xúc, cảm xúc không phải là chủ của chúng ta” . Khi không thể thay đổi ngoại cảnh, điều đầu tiên chúng ta cần làm là điều chỉnh cảm xúc của mình, vượt qua những cảm xúc tiêu cực và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Trong cuộc sống, người ta thường có thể chia thành hai loại về cách đối phó với cảm xúc: Một là những người bị cảm xúc chi phối, chỉ có thể trơ mắt nhìn mình trở nên yếu đuối và để cuộc đời trượt xuống vực sâu không đáy. Mà người còn lại là người có thể làm chủ cảm xúc, những người như vậy dù đối mặt với những lời đàm tiếu cũng có thể chung sống hòa bình với thiên hạ.

Hai loại người khi so sánh, ai cao ai thấp có thể nhìn thấy rõ ràng. Ai cũng sẽ gặp phải rắc rồi và ai cũng có cảm xúc. Nhưng nổi giận là bản năng còn khắc chế tức giận lại là bản lĩnh. Trong cuộc sống này, con người chung quy lại đều phải học cách hòa hợp với cảm xúc của bản thân.

    3. Muốn thay đổi bản thân, hãy bắt đầu bằng việc quản lý cảm xúc

Trên đường đời, kẻ thù lớn nhất mà chúng ta gặp phải không phải năng lực, không phải điều kiện mà chính là tình cảm. Tuy không thể quyết định mọi thứ mình gặp phải, nhưng chúng ta có thể quyết định nên dùng thái độ gì để đối diện với nó. Cảm xúc của bạn quyết định trạng thái cuộc sống của bạn.

3 lời khuyên này có thể giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn:

1. Khi mất bình tĩnh, muốn nổi cáu, hãy nhẫn nhịn 12 giây

Tiến sĩ Ronald, một chuyên gia quản lý cảm xúc người Mỹ cho biết: "Nếu chúng ta có thể bình tĩnh trong 12 giây trước mỗi cơn bùng phát, mong muốn bùng nổ sẽ ít hơn nhiều". Thông thường đây là lúc bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lý trí thay vì hoàn toàn bị làm chủ bởi. Chỉ mất 12 giây và bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì đã tránh được một tổn thất khôn lường vì đã kịp thời kiểm soát được bản thân

2. Vận động trong 30 phút

ĐH Harvard: Người EQ cao kiểm soát tốt cảm xúc để tình huống nào cũng được lợi, cả giận mất khôn, bạn sẽ phải trả giá cho tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình - Ảnh 3.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể điều hòa tâm trạng. Tờ "The Huffington Post" đã từng đăng một bài " Cảm xúc - bảng bài tập": Khi bạn căng thẳng, hãy tập yoga để thư giãn; Khi bạn đau buồn, hãy ngâm mình trong nước; Khi lo lắng, hãy nhảy theo nhạc.Thay vì ở trong tâm trạng tồi tệ, không thể giải phóng bản thân, tốt hơn hết bạn nên tập thể dục. Sau khi tập thể dục, bạn sẽ thấy rằng những cảm xúc tiêu cực đó đã theo mồ hôi bốc hơi rồi.

3. Viết trong 60 phút

Tiểu thuyết gia Thẩm Tòng Văn nổi tiếng là người có "tính khí tốt", sống giản dị, tốt bụng và khoan dung, không một tâm trạng xấu nào có thể ảnh hưởng đến ông. Ông đặc biệt thích viết lách và ông gọi viết lách chính là một loại "thể thao của cảm xúc".

Dù tâm trạng như thế nào, ông đều có thể kéo léo đưa nó vào bài viết của mình. Vì vậy, khi bạn không thể kìm nén cảm xúc của chính mình, bạn cũng có thể học Thẩm Tòng Văn. Thay vì lãng phí sức lực vào việc nổi nóng, không bằng bạn dùng thời gian đó đi làm những việc có thể năng cao giá trị bản thân, cải thiện bản thân tốt hơn.

Tóm lại, cuộc sống mỗi người cũng đâu đó chỉ có mấy chục năm mà thôi, mong tất cả chúng ta hãy gạt bỏ những muộn phiền, đau khổ, tức giận của mình, hãy luôn vui tươi, lạc quan và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Theo Aboluowang


Cùng chuyên mục

Đọc thêm