Xã hội

Đề xuất bổ sung đối tượng được hưởng 100% chi phí KCB BHYT

Bộ Y tế cho biết, sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đã có một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như tại các cơ sở y tế, như:

Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân các xã An toàn khu cách mạng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020. Phương thức đóng của một số đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc) chưa được quy định trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Mức hưởng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (thanh niên xung phong; cán bộ, chiến sĩ Công an; dân công hỏa tuyến bị giảm, từ 100% (theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP) xuống còn 80% (theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).

Theo Bộ Y tế, một số khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến tổng mức thanh toán trong thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế do Nghị định số 146/2018/NĐ-CP chưa quy định đầy đủ các nguyên nhân làm phát sinh chi phí tại cơ sở KCB; phương pháp xác định tổng mức thanh toán bằng công thức, nhưng khi triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bằng công văn để diễn giải, quy định, hướng dẫn cụ thể rất phức tạp, dẫn đến khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, tổng mức thanh toán chưa phản ánh đầy đủ các chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tình hình dịch bệnh mới (COVID-19), nếu thực hiện theo quy định hiện hành thì có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc tiếp nhận, chuyển tuyến, bảo đảm quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nhằm khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế nói chung, trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ.

Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Tại dự thảo, Bộ đề xuất bổ sung các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng, mức hưởng bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí khám chữa bệnh...

Cụ thể, Bộ đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như: Người dân sinh sống ở các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (nhóm do ngân sách nhà nước đóng); người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng)…

Bổ sung thêm mức hưởng 100% cho nhóm đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, mức hưởng 95% cho nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số thoát nghèo nêu trên.


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Xe đầu kéo đẩy lê thiếu nữ cùng xe máy hơn 10m trên đường dẫn cao tốc

Ngày 4/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ CHí Minh - Trung Lương, đoạn qua địa bàn xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy. Hậu quả vụ tai nạn làm 2 thiếu nữ nhập viện cấp cứu, phương tiện bị hư hỏng sau tai nạn.

Lạm phát cao, ngân hàng siết tín dụng cho vay, thị trường BĐS có thể trầm lắng nhưng giá không giảm như 2011-2013

Ngay cả trong bối cảnh nhiều thách thức, thị trường bất động sản vấn được các chuyên gia dự báo tiếp tục tươi sáng và tăng trưởng. Thế nhưng, điều các tổ chức nghiên cứu thị trường và chuyên gia lo ngại, đó là lạm phát tăng cao, tín dụng cho vay bất động sản bị siết, thị trường có thể tạm thời rơi vào trầm lắng nhưng giá sẽ không giảm.

Bất động sản ven đô trở thành “tâm điểm”

Thị trường bất động sản ven đô vẫn luôn là tâm điểm săn lùng của các nhà đầu tư trong bối cảnh quy hoạch hạ tầng nhiều, quỹ đất nội đô hạn chế và giá tăng cao. Chuyên gia nhận định, các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay phải rất cẩn trọng và không nên tham gia vào thị trường với một tâm thế ngắn hạn và điều quan trọng là phải có nguồn tài chính ổn định.