Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và nguyên nhân bị coi là thường xuyên và có thể gây bệnh trực tiếp đó là thói quen ăn uống. Cũng chính vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn được gì và không nên ăn gì là vấn đề luôn được quan tâm.
Người tiểu đường nên ăn lê trực tiếp thay vì ép lấy nước. Ảnh minh họa
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được lê không?
Lê là loại quả ngon, có vị ngọt, thơm mát hấp dẫn. Trong lê còn có rất nhiều chất dinh dưỡng,1 quả lê 178g sẽ cung cấp khoảng 101 calori năng lượng, 0g chất béo, 27g carbonhydrate và 1g chất đạm. Nếu như ăn 1 quả lê bạn sẽ được cung cấp 12% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày, 10% vitamin K, 6% kali và một lượng nhỏ sắt, vitamin B6, folate…
Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy ăn trái lê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bởi mặc dù lê chứa 27g Carbohydrate/ 1 quả lê (khoảng 178g) và có vị ngọt nhẹ nhưng chỉ số đường huyết của trái lê là GI = 38 – mức chỉ số thuộc phân nhóm thấp. Điều này có nghĩa là sau khi tiêu thụ lê lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột.
Vậy với các loại dinh dưỡng như trên thì lê không chỉ là trái cây giúp người tiểu đường giảm cơn thèm ngọt, thân thiện với người tiểu đường mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác.
5 công dụng khác của quả lê với sức khỏe
Ảnh minh họa
Ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa
Chỉ với 1 quả lê cũng cung cấp 6g chất xơ, bằng 24% nhu cầu hằng ngày, chế độ ăn giàu chất xơ như vậy được chỉ ra rằng có thể làm giảm tỉ lệ bùng phát của bệnh viêm túi thừa, bằng cách hấp thụ nước trong ruột kết và làm cho cử động ruột trở nên thông suốt hơn.
Bên cạnh đó, lê còn tốt cho người đang ăn kiêng bởi chất xơ có trong lê giúp làm đầy bao tử và cảm giác no, giúp bạn hạn chế ý muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác.
Giúp tăng sức đề kháng
Lượng vitamin C dồi dào trong lê có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn vi rút có hại cho sức khỏe. Nếu đang sốt, bạn hãy uống 1 ly nước lê. Tác dụng làm mát của lê còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.
Giúp bảo vệ xương chắc khỏe
Lê chứa hàm lượng cao boron, một muối khoáng giúp cơ thể giữ lại canxi. Nó cũng giúp cơ thể sản sinh các hoocmon, bao gồm oestrogen, giúp ngăn ngừa mất xương. Quả lê cũng giàu vitamin K, một chất thiết yếu đối với sức khoẻ của xương. Cá hồi với rau chân vịt và salad lê sẽ là một bữa ăn lý tưởng.
Giúp giải rượu
Trước khi đi nhậu vào buổi tối bạn nên uống khoảng 150ml nước ép lê thì sẽ giảm được tình trạng trí nhớ kém, sợ ánh sáng và tiếng động vào sáng hôm sau. Các nhà nghiên cứu còn thấy được nồng độ cồn trong màu của những người này thấp hơn, lý do là nhờ những enzym có trong quả lê ức chế lượng cồn.
Ngăn ngừa huyết áp cao
Ăn lê mỗi ngày còn giúp bạn điều trị được chứng cao huyết áp. Chất chống ô xy hóa glutathione hiện diện trong quả lê có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và đột quỵ, giúp bạn duy trì mức huyết áp ở mức ổn định.
Ảnh minh họa
Người tiểu đường ăn lê bao nhiêu là đủ?
Quả lê mang lại nhiều công dụng cho người bị tiểu đường, nhưng để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng mỗi ngày, mỗi tuần tùy vào tình hình của bệnh.
Một ý kiến cho rằng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung lê với lượng khoảng 50 – 70g trái lê/ngày. Tránh ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa do nhận quá nhiều chất xơ, tiêu chảy, đầy bụng do nồng độ Vitamin C cao,…
Thời điểm ăn: Bạn có thể chia nhỏ lượng lê trong ngày và ăn vào các bữa phụ như ăn 1 - 2 miếng lê sau ăn sáng 30 phút và 2 - 3 miếng còn lại vào bữa phụ buổi chiều.
Lưu ý: Bạn nên ăn cả quả, không nên uống nước ép lê. Do nước ép lê sẽ làm tăng nồng độ đường và giảm lượng chất xơ cần thiết.