Tài chính

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục?

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục? - Ảnh 1.

Ảnh: WSJ

Năm 2023, nền kinh tế Mỹ khiến hầu hết mọi người phải ngạc nhiên.

Thứ nhất, lạm phát giảm nhiều hơn dự kiến. Thứ hai, Mỹ không chỉ tránh được suy thoái mà còn tăng trưởng ấn tượng 2,6%. Con số này tốt hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế The Wall Street Journal. Tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong nửa thế kỷ là 3,7%.

Tăng trưởng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp thấp thường không đi cùng với lạm phát giảm. Nhưng lần này, điều đó xảy ra là do nguồn cung hàng hoá thay đổi hơn là vì nhu cầu gia tăng. Chi tiêu tăng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng và giá cả tăng. Trong khi đó nguồn cung tăng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng nhưng giá lại giảm.

Từ năm 2020 đến năm 2022, các doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu do nền kinh tế vừa mở cửa trở lại sau đại dịch. Họ thiếu thốn đủ thứ từ nhân lực đến cơ sở vật chất. Hậu quả là giá cả tăng vọt. Nhưng họ không thể ngồi yên trước cơ hội kiếm lời. Vì thế, các doanh nghiệp tăng sản lượng bằng mọi cách, như huy động vốn, tổ chức lại sản xuất và nâng cao năng lực.

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục? - Ảnh 2.

Dự đoán của các nhà kinh tế (xanh) và thực tế (vàng)

Còn việc khắc phục từ phía nguồn cung có những giới hạn nhất định. Những bất ổn địa chính trị hay những vấn đề của ngành hàng không khiến chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, sự phục hồi đáng kể về nguồn cung là nguyên nhân giúp cho giá cả tăng chậm lại trong năm qua.

Hàng không

Theo Cục Thống kê Lao động, trong 10 tháng đầu năm 2023, các hãng hàng không Mỹ đã đưa đón nhiều hành khách hơn 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vé máy bay cả năm lại thấp hơn 5%. Nguyên nhân là do nhiên liệu máy bay rẻ, nhưng cũng vì công suất vận chuyển trong nước tăng nhanh hơn lượng hành khách, dẫn đến số lượng máy bay ít đi.

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục? - Ảnh 3.

Lượng hành khách, số ghế và giá vé từ tháng 1/2020

Theo Bộ Giao thông vận tải, trên toàn quốc, các hãng hàng không đã cung cấp thêm 91% số ghế ngồi vào tháng 10/2023, nhiều hơn so với tháng 1/2021 và nhiều hơn 11% so với trước đại dịch.

Ví dụ, hãng hàng không Southwest đã tăng công suất tính đến tháng 9/2023 lên khoảng 15% so với một năm trước đó. Tính đến tháng 10 năm ngoái, Southwest có 74.000 nhân viên, tăng 19.000 người so với cuối năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Dầu

Vấn đề của thị trường dầu mỏ không phải thiếu lao động hay thiếu linh kiện. Đó là địa chính trị. Sau khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra, các nước phương Tây đã dừng nhập khẩu dầu mỏ Nga.

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục? - Ảnh 4.

Một đội khoan đang làm việc cho Elevation Resources trên một đường ống nối ở Midland, Texas. Ảnh: RT

Nhiều nhà sản xuất tư nhân Mỹ đã quyết định tăng sản lượng. Một số như Elevation Resources đã làm được điều đó chỉ với một giàn khoan duy nhất. CEO Steven Pruett cho biết kể từ quý 4 năm 2022, sản lượng dầu khí của Elevation Resources đã tăng khoảng 1/3 lên khoảng 10.000 thùng dầu và khí đốt mỗi ngày. Công ty đã khoan thêm được 15 giếng mới trong năm 2023 chỉ với một giàn khoan đó.

Sản lượng dầu thô trong tháng 9 của Mỹ đạt kỷ lục hàng tháng. Trong 10 tháng đầu năm 2023, con số này đạt trung bình 12,9 triệu thùng/ngày, nhiều hơn khoảng nửa triệu so với dự kiến cho năm 2023 của Cơ quan Thông tin Năng lượng.

Nhà ở

Các nhà kinh tế và chuyên gia ngành bất động sản cảnh báo nguồn cung nhà ở mới đã chậm lại trong nhiều năm. Hoạt động xây dựng trì trệ từ cuộc suy thoái 2007-2009, thiếu hụt vật liệu và nhân công, đồng thời những khu vực được nhiều người quan tâm lại không còn đất trống. Lãi suất giảm cũng khiến nhu cầu về nhà ở mới tăng vọt.

Đâu là “cứu tinh” giúp nền kinh tế số một thế giới thoát lạm phát, suy thoái và thất nghiệp cách ngoạn mục? - Ảnh 5.

Ảnh: CAMDEN PROPERTY TRUST

Với lãi suất thấp và thị trường vốn sôi động, nhà phát triển Camden đã phát hành 1,3 tỷ USD cổ phiếu vào năm 2020 và 2021 để mở rộng danh mục dự án mới của mình. Từ năm 2020 đến 2022, Camden động thổ 7 dự án với tổng số hơn 2.000 ngôi nhà và căn hộ chung cư. Các dự án của Camden là một phần trong con số kỷ lục 439.000 căn hộ được hoàn thành vào năm ngoái.

Chip

Sự thiếu hụt chất bán dẫn trong thời kỳ đại dịch đã có tác động lớn, đẩy giá của nhiều sản phẩm sử dụng chip tăng cao, đặc biệt là giá ô tô. Khả năng tăng sản lượng của ngành công nghiệp chip đã giúp tăng nguồn cung và giá trần của các sản phẩm sử dụng chúng.

Vào tháng 10/2021, ông Vivek Jain trở thành người đứng đầu hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng tại công ty bán dẫn Analog Devices. Công ty này sản xuất khoảng 75.000 loại chip cho các sản phẩm công nghiệp, ô tô và điện tử bằng một mạng lưới kết hợp các nhà máy nội bộ và thuê ngoài. Tại cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên vào tháng 12 năm đó, ông đã vạch ra lộ trình tăng cường năng lực sản xuất.

Từ đó, Analog Device đã nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng cường công suất tại các nhà máy chế tạo. Đối với các nhà sản xuất ô tô, tình trạng thiếu chip phần lớn đã chấm dứt. Theo Cox Automotive, kết quả là số lượng ô tô trong kho đang tăng lên và giá trong tháng 12 rẻ hơn so với một năm trước đó.

Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt đáng kể nhưng vẫn cao hơn so với năm 2019. Tiền lương vẫn tăng nhanh hơn mức tương thích với mục tiêu lạm phát 2% của FED. Lạm phát có giảm nữa hay không và nền kinh tế tránh được suy thoái hay không chủ yếu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu. Vì nguồn cung đã làm xong phần việc của mình.

Theo WSJ

Cùng chuyên mục

Đọc thêm