Bất động sản

Đất nền tại miền Trung đã giảm giá sâu nhất bao nhiêu?

Theo thống kê của DKRA Group, 2 tháng đầu năm 2023, phân khúc đất nền tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận nguồn cung và sức cầu thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, với tỷ lệ giảm lần lượt là 86% và 97%. Nguồn cung mới trong 2 tháng đầu năm 2023 chỉ tập trung tại Quảng Nam, trong khi đó tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế không ghi nhận dự án mở bán mới.

Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm trung bình 10% - 25% so với quý 4/2022, riêng tại Quảng Nam cá biệt có dự án giảm đến 40%, tuy nhiên lượng giao dịch phát sinh rất khiêm tốn.

Theo DKRA, những khó khăn kép từ thị trường: việc khó tiếp cận nguồn tín dụng, lãi suất cao, thanh tra bất động sản, các vướng mắc trong thủ tục pháp lý… đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn cung cũng như thanh khoản của thị trường bất động sản trong thời gian qua. Nếu thị trường không có những tín hiệu tích cực thì sẽ khó có cơ hội phục hồi trong ngắn hạn.

Về phân khúc căn hộ , nguồn cung mới 2 tháng đầu năm 2023 tăng 40% so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp so với giai đoạn năm 2019 trở về trước, các dự án tập trung tại Đà Nẵng. Thừa Thiên Huế và Quảng Nam tiếp tục khan hiếm dự án mở bán mới.

Sức cầu thị trường chạm đáy thấp nhất trong hơn 10 năm qua với tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt khoảng 12% tổng nguồn cung mới mở bán trong kỳ.

Tại Đà Nẵng nguồn cung mới tập trung ở quận Liên Chiểu và quận Ngũ Hành Sơn, các dự án thuộc phân khúc căn hộ hạng C giá bán dao động từ 26 - 27 triệu đồng/m2.

Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cuối năm 2022 tuy nhiên do hầu hết các dự án mở bán trong kỳ đều đã gần bàn giao, tiến độ thanh toán ngắn (dưới 6 tháng) phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ bán hàng ở các dự.

Giá bán trên thị trường sang nhượng thứ cấp ghi nhận giảm phổ biến từ 1% - 3% so với thời điểm quý 4/2022, tuy nhiên thanh khoản thị trường ở mức rất thấp do tâm lý chung, người mua gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

Về phân khúc nhà phố, biệt thự , nguồn cung sụt giảm đáng kể, chỉ bằng 18% so với cùng kỳ năm 2022 và tập trung chủ yếu tại Quảng Nam, riêng 2 khu vực Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì sự khan hiếm.

Sức cầu thị trường ở mức rất thấp, lượng giao dịch giảm mạnh, xu hướng giảm kéo dài từ giữa cuối quý 2/2022 đến nay. Mức giá bán sơ cấp không có nhiều biến động, tuy nhiên mặt bằng giá bán thứ cấp ghi nhận giảm 3% - 5% so với cùng kỳ, thanh khoản ở mức thấp, giao dịch tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà và có pháp lý hoàn thiện.

Dự kiến trong những tháng tiếp theo, nguồn cung và sức cầu thị trường tăng nhẹ nhưng không có nhiều đột biến, tập trung phần lớn ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Lý do khách du lịch quốc tế đổ xô đến chợ Hàn - Đà Nẵng

Chị Seo-yeon - một du khách Hàn Quốc - chia sẻ: "Tôi thấy chợ Hàn rất hấp dẫn vì nhiều mặt hàng, đi lại thuận tiện nên đã kéo cả nhóm tới đây". Mỗi ngày chợ đón khoảng 10.000 người, chủ yếu là du khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Thái Lan… Con số này đã phục hồi tương đương trước dịch COVID-19.

Từ hiện tượng thạc sĩ không biết nấu cơm, giặt quần áo, hiệu trưởng ĐH tiết lộ cách nuôi con độc hại khiến trẻ giỏi ở trường nhưng bị sa thải ngoài xã hội

Từ bậc trung học cho đến cao học, cô không phải làm bất kỳ công việc gì ngoài chuyên tâm học hành. Cho đến khi đi làm và ở cùng phòng với đồng nghiệp trong cùng công ty, cô còn đề xuất cho mình một phòng riêng để mẹ có thể ở cùng nhằm giúp đỡ việc nấu ăn, giặt quần áo vì không biết làm.