Một báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) dự báo. Hiện tại, dân số Ấn Độ là khoảng 1,4 tỷ người.
Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới năm 2024, sau khi đạt đến đỉnh điểm, dân số Ấn Độ sẽ giảm khoảng 12% vào năm 2100. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này có thể vẫn là nước đông dân nhất thế giới trong suốt thế kỷ này.
Ấn Độ vào năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Liên hợp quốc dự báo dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh và đang giảm. "Điều này là do tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm nhanh chóng, thấp hơn tỷ lệ thay thế (số trẻ em trung bình do một phụ nữ sinh ra cần thiết để duy trì dân số không đổi từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo) trong một thời gian dài" - theo báo cáo.
Sau Ấn Độ và Trung Quốc, các nước có dân số đông tiếp theo trong bảng xếp hạng dân số vào năm 2100 là Pakistan (511 triệu người), Nigeria (477 triệu), Cộng hòa Dân chủ Congo (431 triệu) và Mỹ (421 triệu). Báo cáo lưu ý rằng sự gia tăng dân số của Mỹ sẽ chủ yếu do lượng người di cư.
Nghiên cứu trước đây cho thấy Ấn Độ là nơi sinh sống của khoảng 600 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 35 và gần 69% dân số sẽ ở độ tuổi lao động vào năm 2030, điều này sẽ khiến tỷ lệ phụ thuộc giảm mạnh.
Trong khi đó, dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy 31 trong số 36 bang và vùng lãnh thổ liên minh của nước này đã đạt được tỷ lệ sinh ở mức thay thế là 2,1, sau 7 thập kỷ áp dụng những biện pháp hỗ trợ các gia đình ở nước này. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm Bihar và Uttar Pradesh - hai trong số những bang có mật độ dân số đông nhất nhưng lại có điều kiện kinh tế khó khăn nhất.
Khoảng 56% dân số Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại để kiểm soát sinh đẻ - New Delhi công bố vào đầu tuần này.