Theo lý mà nói, Tết là dịp để đi thăm hỏi người thân và bạn bè, nhưng nhiều người lao động lại không có cảm giác vui vẻ sau kỳ nghỉ, thay vào đó, họ đăng hóa đơn chi phí cho dịp lễ Tết của gia đình mình lên trang cá nhân và cảm thán. Các khoản chi tiêu đa dạng và những con số khổng lồ trên hóa đơn khiến nhiều người không còn quá thiết tha với Tết, và "nô lệ lễ hội" đã trở thành một “lời nguyền” khác sau những thứ phổ biến hàng ngày như "nô lệ nhà", "nô lệ thẻ tín dụng", "nô lệ xe hơi" và "nô lệ con cái”…
Lễ tết đi qua cũng gần như là ngày mà các bài viết về chi phí nghỉ lễ được đăng tải trên trang chủ của các diễn đàn lớn, đồng thời tạo ra sự đồng cảm mạnh mẽ của cư dân mạng.
“Bố mẹ: 4 triệu tiền mừng tuổi, 5 triệu tiền sắm sửa cho năm mới; bố mẹ vợ: 4 triệu tiền mừng tuổi, 5 triệu tiền sắm sửa năm mới; chị gái: 2 triệu tiền sắm sửa, 400 ngàn tiền lì xì cho hai cháu... Sương sương nhiêu đó thôi cũng khoảng 20 triệu rồi”, chia sẻ tới từ một cư dân mạng tên Mạnh.
Anh Mạnh sinh năm 1992, kết hôn được 3 năm, lương tháng của anh và vợ cộng lại được hơn 30 triệu, trong đó đã phải trả gần 10 triệu tiền nhà mỗi tháng. Vì vậy, với gia đình anh, chi tiêu dịp lễ tết thực ra cũng là một gánh nặng. “Nói trắng ra, Tết là dịp biếu xén, không thể bỏ qua người thân, bạn bè. Là vợ chồng mới cưới, tôi cũng không nỡ để vợ mất mặt với bên gia đình vợ…”, anh Mạnh nói.
Theo tìm hiểu, có không ít dân công sở đau đầu vì ngày lễ như anh Mạnh, chi hàng chục triệu để khỏi mất mặt, cuối cùng lại âm thầm đau lòng và xót xa, thậm chí có người “mua nhiều quá không đủ can đảm nhớ lại”, ai cũng thở dài “không tính thì không biết, tính một cái mà run cả người".
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Liên quan đến việc tiêu hết sạch 1 hoặc 2 tháng thu nhập trong dịp Tết, cư dân mạng cũng có những quan điểm khác nhau. Những người đồng cảm thì cho rằng việc tặng quà trong những ngày Tết là truyền thống và nên làm, nhưng sống ở thành phố cũng phải tiêu nhiều tiền, những khoản chi tiêu cho dịp lễ hội từ tiền triệu tới tiền chục triệu quả thực có thể khiến nhiều người trẻ không có nền tảng kinh tế vững chắc cảm thấy khó khăn. Cuộc sống vốn đã không dễ dàng, nhưng bài toán thể diện cũng vẫn cần một đáp án trọn vẹn, một năm mới có một lần, tâm lý ấy khiến nhiều người vẫn cắn răng chi tiêu mạnh cho dịp Tết dù sau đó có phải ăn mì gói cho qua ngày.
Còn những người cảm thấy khó hiểu về những khoản chi tiêu như vậy đã thẳng thừng cho rằng: "Tất cả là do sĩ diện thôi!". Cư dân mạng tên Chi cho rằng tặng quà trong dịp Tết không có gì sai, nhưng “nếu tặng quà trong dịp Tết trở thành một gánh nặng và một kiểu bất lực, thì ý nghĩa của những món quà sẽ bị mất đi".
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Còn cư dân mạng tên Hoàng lại cho rằng: "Không có tiền tặng quà cũng không phải chuyện gì quá mất mặt. Đừng khiến bản thân quá mệt mỏi, cũng đừng so sánh với người khác khi biếu hay tặng quà, bởi suy cho cùng, cốt lõi vẫn là nằm ở tấm lòng". Chia sẻ này nhận được khá khá sự tán đồng của mọi người. Biết lượng sức mình, biết cân nhắc hoàn cảnh của bản thân là ý kiến của phần lớn cư dân mạng.
Có lẽ so với sự đông đúc của những chuyến xe về quê ăn Tết, điều khiến chúng ta phải bận lòng nhiều hơn có lẽ là việc số tiền ít ỏi dành dụm sau cả năm làm lụng vất vả lại có nguy cơ bị tiêu hết vào sắm sửa quần áo mới, sắm đồ Tết, thăm hỏi họ hàng, bạn bè.
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ mình sẽ chi bao nhiêu cho dịp Tết sắp tới? 5 triệu hay 50 triệu? Với bạn Tết sẽ như thế nào? Là hạnh phúc hay dửng dưng, là mong chờ hay do dự? Là công việc hay xả hơi? Là áp lực kinh tế hay dịp để bung tiền?