Thời sự

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội

"Mỗi ngày được 200.000 đồng nhưng người bẩn, bê bết và độc hại"

Thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu) trước đây nổi tiếng với nghề truyền thống là làm hương đen thủ công thuộc huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Tuy nhiên, hơn 15 năm nay do áp lực kinh tế, nhiều hộ dân chuyển sang làm phế liệu khiến thôn này trở thành trở thành nơi tập kết rác của cả một khu vực.

Theo ghi nhận của chúng tôi, mỗi ngày tại đây có hàng trăm xe rác thu mua phế liệu được người dân mua từ khắp các nơi chuyển về. Rác phế liệu bao gồm đủ các loại từ ô tô hỏng, xe máy hỏng đến những vỏ chai nước giải khát...

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 1.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Mỗi ngày có hàng trăm xe chở phế liệu được chở về khiến rác thải bao quanh thôn Xà Cầu

Sau khi về đến nơi tập kết, người dân sẽ phân loại để tái chế rồi bán, những loại không bán được người dân vứt bỏ khắp nơi trong ngõ xóm. Thời gian trôi qua, cứ ngày này qua ngày khác, làng Xà Cầu dần trở thành thung lũng được bao quanh đủ mọi thứ rác thải phế liệu.

Nghiêm trọng hơn, khi không còn nơi đổ, rác phế liệu thi thoảng bị đốt trộm tạo nên đám cháy lớn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân sống xung quanh khu vực.

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Người dân đốt nhựa, khiến khói bao trùm thôn làng

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Người dân khó thở, đi qua đường phải bịt mũi để tránh hít phải khói độc

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

Khói độc khiến nhiều cây tự nhiên bị chết khô

Biết là vậy nhưng do nghề này mang lại kinh tế cao, nhiều hộ gia đình vẫn tập trung làm ăn với quy mô lớn, xây dựng xưởng sản xuất, kho chứa, thuê hàng chục công nhân để phân loại rồi nghiền bằng máy.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Lý Đình Tuấn (thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa), cho biết, gia đình ông đã có 20 năm làm nghề thu gom phế liệu đem về tái chế, nghề này đã giúp gia đình ông phát triển kinh tế, có của ăn của để trong nhà.

Ông Tuấn cho biết, làm nghề này không bao giờ lỗ, ai cũng có thể làm được. "Nghề này không khó, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ai cũng có thể làm được. Nhà tôi thuê một chỗ để chứa hàng khi đi thu mua về, xong về phân loại, rồi gọi các chủ to trong làng đến mua, công việc của thôn quê nó thế, diễn ra bao nhiêu năm nay rồi".

"Ở thôn Xà Cầu chúng tôi, chỉ những người đau ốm mới không làm ra tiền. Còn lại ai cũng có thể làm được vì công việc hết sức đơn giản. Người khỏe thì đứng máy nghiền, máy xả nước, bốc hàng lên xuống xe cho thu nhập cao, còn người già, trẻ em thì phân loại, bóc nhãn mác, xúc chai lọ… mỗi ngày cũng kiếm được trên 100.000 đồng", ông Tuấn chia sẻ.

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

Khu tập kết rác của một hộ dân thôn Xà Cầu

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 9.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 10.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 11.

Nhựa được phân loại rồi mang đi bán

Ông Hạnh, một người dân khác cho biết, nếu đi làm thuê, một ngày kiếm được khoảng 200.000 đồng là bình thường, nếu có sức khỏe thì có thể đi bốc vác, số tiền kiếm được sẽ nhiều hơn.

Thậm chí, nhiều người học kém, học xong cấp 3 rồi ở nhà làm nghề với gia đình cũng đủ sinh sống.

Tuy nhiên, một số người dân trong thôn lại cho rằng, nghề này vất vả, thức khuya dậy sớm, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lương thấp, họ phải đi làm để lấy tiền sinh hoạt.

"Những người làm chủ mới có kinh tế chứ chúng tôi làm thuê thì nghèo lắm, mỗi ngày được 200.000 đồng nhưng người bẩn, bê bết và độc hại", bà Hương - người dân thôn Xà Cầu nói.

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 12.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 13.

Người dân băng bó tay nhưng vẫn phân loại phế liệu để mưu sinh

Theo bà Hương, nhiều hôm phân loại rác thải y tế bị kim tiêm đâm chảy máu nhưng vẫn cắn răng, về nhà lấy nước muối và vôi để bôi vào. Hay khi đi xe chở hàng, xe đổ ngã gãy chân gãy tay. "Nhiều lúc về bế con, con tôi nó cũng chê nhưng nghề của mình rồi, mình chấp nhận, nếu không làm thì không còn con đường nào khác", bà Hương cho biết thêm.

Chính quyền địa phương đau đầu

Không chỉ người làm phế liệu, những người dân trong làng không làm nghề cũng bị ảnh hưởng bởi từ 7h sáng hàng ngày tiếng ồn lớn của những chiếc máy băm nghiền nhựa như tra tấn họ. Không những thế, nước thải để rửa nhựa từ máy băm xả thẳng ra cống rãnh tạo nên mùi hôi rất khó chịu…

"Nhiều người thiếu ý thức, tranh thủ lúc nửa đêm, gần sáng lén đem rác ra đồng đốt, khiến không chỉ những người Xà Cầu bị ảnh hưởng mà các thôn lân cận cũng bị vạ lây", một người dân chia sẻ.

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 14.
Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 15.

Cuộc sống của nhiều đứa trẻ trong thôn cũng gắn liền với phế liệu, rác thải

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 16.

Những người mưu sinh, mò mẫm trong rác cả ngày vì không biết làm nghề gì khác

Cuộc sống bên cạnh những đống rác thải nhựa chất cao như núi ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 17.

Nụ cười lạc quan của một người dân thôn Xà Cầu

Bà Hương và nhiều người dân khác mong muốn cơ quan chức năng sẽ có những hướng mới giải quyết về vấn đề môi trường cũng như việc làm để cuộc sống người dân phát triển.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND xã Quảng Phú Cầu cho biết, hiện tại làng Xà Cầu có khoảng 180 hộ làm nghề tái chế phế liệu. Nghề này phát triển nhất tại đây vào những năm 2005-2006. Chính vì vậy, dựa vào đây, trong làng xuất hiện những đại gia.

Tuy nhiên, qua sát thực tế cho thấy, rác thải, phế liệu được bà con thu mua ở khắp nơi mang về tái chế. Phần không sử dụng được, người dân vứt bỏ bừa bãi khắp ngôi làng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Vị lãnh đạo xã cũng thừa nhận, hiện tại địa phương đang vướng mắc về việc xử lý môi trường. "Rác thải nhựa sau khi tái chế không dùng được nữa vẫn có tình trạng đốt, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường".

Trước đây, Công ty Cổ phần đô thị Bắc Sơn có hợp đồng với UBND xã chuyên thu gom xử lý nay đã dừng việc thu gom rác thải từ 1/4/2022, khiến cho lượng rác thải nhựa không thể tái chế tồn đọng đến khoảng 150 tấn.

"UBND xã Quảng Phú Cầu đã làm việc với phòng Tài nguyên Môi trường của huyện Ứng Hòa cùng với đại diện công ty Công nghệ cao Hòa Bình thống nhất phương án xử lý tấn rác thải nhựa không thể tái chế tránh tình trạng nhiễm môi trường như hiện nay", lãnh đạo xã Quảng Phú Cầu thông tin.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm