Sức khỏe

Cứ ngỡ mắc bệnh thường gặp của dân văn phòng, chàng trai sốc khi biết mình bị ung thư

Có nhiều lý do khiến một số người bị táo bón, trong trường hợp bị nặng phân thường có lẫn máu. Khi có máu trong phân, điều đầu tiên người ta nghĩ tới là bệnh trĩ. Chính quan điểm sai lầm này đã dẫn tới việc chậm điều trị như trong trường hợp dưới đây.

Anh Từ (28 tuổi) hiện đang làm hiện cho một doanh nghiệp ở Thượng Hải, Trung Quốc. Khoảng 1 năm trước, anh phát hiện một lượng nhỏ máu trên giấy vệ sinh khi đại tiện. Ban đầu, anh nghĩ do chế độ ăn uống của mình dẫn tới việc táo bón nên chuyển sang ăn lành mạnh hơn nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Một đồng nghiệp nói với anh Từ rằng: “Dân văn phòng 10 người thì 9 người bị trĩ rồi. Đây chắc chắn là bị trĩ, không có vấn đề nghiêm trọng đâu”.

Cứ ngỡ mắc bệnh thường gặp của dân văn phòng, chàng trai sốc khi biết mình bị ung thư - 1

Người này còn tiết lộ thêm bản thân cũng đang bị trĩ, thường xuyên có dính máu trong phân nhưng tình trạng này không quá nghiêm trọng, chỉ cần bôi thuốc là sẽ đỡ.

Sau khi nghe đồng nghiệp gợi ý, vừa tan sở là anh Từ vội vã tới tiệm thuốc để mua các loại thuốc chữa bệnh trĩ. Khi sử dụng được vài ngày, các triệu chứng của anh thuyên giảm một chút nhưng tình trạng có máu trong phân sớm xuất hiện trở lại.

Anh Từ vẫn chủ quan với tình trạng của mình suốt 1 năm, vẫn có máu trong phân, việc đại tiện ngày càng khó khăn, cả người gầy yếu hẳn.

Mới đây, anh Từ cùng gia đình tới bệnh viện kiểm tra tổng quát thì mới biết mình không mắc bệnh trĩ mà là ung thư trực tràng ở giai đoạn nặng. Anh Từ thắc mắc rằng, tại sao đó là dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng lại trở thành ung thư trực tràng.

Giáo sư Vương Trạch Dân, trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Vương Kinh, Viện Khoa học Trung y Trung Quốc nhắc nhở: “Triệu chứng đi ngoài ra máu không chỉ là dấu hiệu của bệnh trĩ mà còn là ung thư ruột, polyp trực tràng. Nếu cứ nghĩ có máu trong phân là bệnh trĩ thì thật là sai lầm”.

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Khi phân có lẫn máu, làm sao để phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng?

1. Quan sát màu máu trong phân

Nếu là bệnh trĩ, phần lớn do phân cứng nên khi đại tiện ra ngoài, đụng vào các búi trĩ khiến máu rỉ theo phân hoặc chảy nhỏ giọt, không hòa lẫn với phân. Máu có màu đỏ tươi, sau khi đại tiện xong sẽ hết chảy máu. Còn nếu là ung thư trực tràng là máu trộn lẫn với phân, xỉn màu.

Cứ ngỡ mắc bệnh thường gặp của dân văn phòng, chàng trai sốc khi biết mình bị ung thư - 2

2. Hình dáng của phân

Hình dạng của phân không thay đổi nhiều nếu người đó mắc bệnh trĩ, còn ung thư trực tràng thì khác, người bệnh thường đi phân lỏng hoặc loãng.

3. Thói quen đại tiện

Đa phần bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ không gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, nếu có thì tình trạng đau đớn này không kéo dài quá lâu. Sau khi qua giai đoạn cấp tính của bệnh trĩ, việc đại tiện sẽ trở lại bình thường.

Do sự kích thích của khối u, bệnh nhân ung thư trực tràng có tần suất đại tiện tăng lên đáng kể, tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Cùng với sự tiến triển của bệnh, khối u to dần, gây chướng bụng, táo bón, phân biến dạng, loãng…

Phòng ngừa ung thư trực tràng

Để ngăn ngừa ung thư trực tràng, bạn nên tuân thủ 2 quy tắc “1 giảm 2 tăng”.

Cứ ngỡ mắc bệnh thường gặp của dân văn phòng, chàng trai sốc khi biết mình bị ung thư - 3

- 1 giảm: Hạn chế ăn đạm động vật, thức ăn giàu chất béo, giảm muối, thịt hun khói, kiểm soát thuốc lá, rượu, cân nặng. Sự xuất hiện của ung thư trực tràng có liên quan đến chế độ ăn uống giàu chất béo, vì vậy cần giảm thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày.

- 2 tăng: Các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nên được tăng cường trong chế độ ăn hằng ngày. Việc tập thể dục nên duy trì với tần suất 30 phút, 3 lần 1 tuần.

Giáo sư Vương Trạch Dân nhắc nhở: “Chỉ cần bạn chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tầm soát bệnh sớm thì ung thư đại trực tràng sẽ bị tiêu diệt ngay từ giai đoạn ‘trứng nước’. Hơn nữa, tỷ lệ chữa khỏi ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu hơn 90%, hiệu quả điều trị rất khả quan”.

Giáo sư Vương còn đặc biệt nhắc nhở tới những người có tiền sử polyp đại trực tràng, ung thư vú, có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng và polyp đại trực tràng, có tiền sử viêm đại tràng mãn tính, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, người từng cắt túi mật, béo phì nên đi kiểm tra thường xuyên.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm