CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal Invest JSC) đang thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với số lượng 9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn điều lệ, mức giá chào bán là 15.000 đồng/cp. Tổng giá trị vốn huy động 135 tỷ đồng sẽ được Hoàng Gia sử dụng để mua cổ phần CTCP Sản xuất và Đầu tư Royal House (90 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (45 tỷ đồng). Theo kế hoạch IPO của công ty, thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 5/9 đến ngày 2/10.
Câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm làSản xuất và Đầu tư Hoàng Gia do ai sở hữu và đang kinh doanh ra sao?
Ai đang sở hữu Royal Invest?
Theo Bản cáo bạch, Hoàng Gia được thành lập năm 2009 với mức vốn điều lệ đăng ký 49,3 tỷ đồng, tương ứng 4,93 triệu cổ phần và có 6 cổ đông sáng lập. Sau hơn 14 năm hoạt động và 6 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của Hoàng Gia là 360 tỷ đồng, tương ứng 36 triệu cổ phần.
Ngành nghề kinh doanh chính của Hoàng Gia là sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (sản xuất gạch ceramic, granite). Gạch men ốp lát là sản phẩm chủ lực của công ty.
Hiện Hoàng Gia có 3 thành viên trong HĐQT, đó là ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban kiểm toán công ty. Ông Việt Anh sinh năm 1965, tốt nghiệp Đại học Hàng hải Hải Phòng, ngành Kỹ sư Kinh tế. Hai thành viên còn lại là ông Phạm Hữu Phú, Thành viên độc lập HĐQT và ông Trịnh Xuân Hùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Về cơ cấu cổ đông trước thềm IPO, tại ngày 30/6, Hoàng Gia có 17 cổ đông cá nhân trong nước. Ba
Royal Invest hoạt động kinh doanh ra sao?
Về hoạt động kinh doanh, hiện Hoàng Gia sở hữu 2 nhà máy với 5 dây chuyền sản xuất có công suất 16,5 triệu m2/năm đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Các sản phẩm của công ty chủ yếu được phân phối ở thị trường trong nước (chiếm 85%), 15% còn lại xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Châu Âu, Mỹ…
Trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Giag, sản xuất và bán thành phẩm là các sản phẩm gạch chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân khoảng 85% và có xu hướng tăng qua các năm.
Hoạt động kinh doanh của công ty ghi nhận kết quả tích cực năm 2022 với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt đạt gần 28% và 70% so với năm 2021. Sang đến năm 2023, do ảnh hưởng từ khó khăn của thị trường bất động sản, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của công ty sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, doanh thu thuần nửa đầu năm 2023 đạt 549 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 26 tỷ đồng, giảm 45,3%.
Trong năm 2023, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 85 tỷ đồng (tăng 13% so với thực hiện năm 2022). Như vậy, sau nửa năm hoạt động, công ty đã thực hiện lần lượt 39,2% chỉ tiêu doanh thu và 30,6% kế hoạch lãi sau thuế.
Về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của công ty đạt gần 1.152 tỷ đồng, tăng khoảng 267 tỷ đồng so với đầu năm. Gần nửa tài sản của Hoàng Gia được tài trợ bằng nguồn vốn từ đi vay. Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty là 423 tỷ đồng và 10 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng của công ty được tài trợ bởi các ngân hàng như VietinBank, BIDV, Sacombank, Vietcombank.
Về chính sách cổ tức, trong năm 2021 và 2022, Hoàng Gia không thực hiện trả cổ tức cho cổ đông công ty. Sang năm 2023, công ty đặt kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ 10%. Tuy nhiên, bản cáo bạch không thuyết minh việc trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.