Đại học Thanh Hoa là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây được xem là trường danh tiếng nhất Trung Quốc và châu Á. Nhiều năm liền, trường nằm trong top 20, 30 trên bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE). Mỗi năm, học sinh Trung Quốc phải cạnh tranh "sứt đầu mẻ trán" để giành được một suất vào học tại Thanh Hoa.
Tuy nhiên nhiều năm trước, có 1 thí sinh sau khi biết kết quả xét tuyển không trúng tuyển vào Khoa Kiến trúc, Đại học Thanh Hoa vì thiếu 2 điểm đã vui mừng reo lên: "Thật tuyệt!". Người này tên là Lương Tòng Giới, con của Lâm Huy Nhân và Lương Tư Thành, hai bậc thầy kiến trúc của Trung Quốc.
Lương Tòng Giới được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng từ khi còn nhỏ rằng có thể kế thừa bản lĩnh và tiếp tục tiến bước trên con đường kiến trúc và đạt được những thành tích cao hơn phụ mẫu. Vì vậy, Lâm Huy Nhân, một trong những người sáng lập Khoa Kiến trúc của Đại học Thanh Hoa, đã chờ đợi thư nhập học của con mình. Nhưng cô nhận được một tin sốc: Lương Tòng Giới đã thi trượt.
Lâm Huy Nhân và con trai.
Người mẹ không cam lòng, yêu cầu kiểm tra lại giấy làm bài của con, quả thật không có gì bất thường. Nhưng khi lật đi lật lại, cô chợt thấy trên tờ giấy kiểm tra có một dòng chữ nhỏ: "Tôi không thích Kiến trúc, tôi thích Lịch sử!" ("我不喜欢建筑,我喜欢历史"). Lâm Huy Nhân như tỉnh dậy sau một giấc mơ và chìm vào suy tư.
Cuối cùng, cô đã thôi ép buộc đứa trẻ, quyết định chiều theo sở thích của con mình và cho phép Lương Tòng Giới thi vào khoa Lịch sử của Đại học Bắc Kinh. Lương Tòng Giới giống như một cá gặp nước, bơi trong đại dương lịch sử. Sau đó, anh theo Chen Hansheng để theo học nghiên cứu sinh về lịch sử thế giới, cuối cùng thành công vào Đại học Vân Nam để giảng dạy. Lịch sử, môn học mà anh yêu thích, đã đồng hành cùng anh trong suốt cuộc đời.
Năm 1999, anh thành lập tổ chức bảo vệ môi trường và là người đầu tiên ở Trung Quốc nhận được giải thưởng "Người bạn của thiên nhiên". Tiếp sau đó anh nhận được các giải thưởng "Giải thưởng Trái đất" do Hiệp hội Nhà báo Môi trường Trung Quốc và Những người bạn của Trái đất Hồng Kông; "Giải thưởng gấu trúc" do Cục Lâm nghiệp Nhà nước cấp.
Lương Tòng Giới.
Bố mẹ có nên can thiệp khi con chọn ngành học?
Trên Weibo có một chủ đề nóng: Tôi nên làm gì nếu bố mẹ tôi can thiệp khi chọn chuyên ngành? Một số học sinh cho rằng, mình có vấn đề tâm lý nghiêm trọng sau khi bị cha mẹ ép buộc thay đổi, thậm chí có xu hướng tự tử. Có em im lặng chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ. Nhưng đối với họ, mỗi phút ở đại học là một thử thách khó nhằn. Họ nói rằng, trong mắt cha mẹ, họ chọn ngành học "không có tương lai".
Thật vậy, cha mẹ luôn chê trách con cái không hiểu xu hướng xã hội và triển vọng việc làm, chỉ chăm chăm vào những thứ chúng thích, mà không cân nhắc xem có tương lai hay không.
Nhưng trên thực tế, một số chuyên gia cho biết:
Các ngành học mà các bậc phụ huynh muốn con em mình lựa chọn nói chung là những ngành học nổi tiếng. Nhưng những chuyên ngành này chỉ là "cú hích" nhất thời, hiện nay internet phát triển như vũ bão, không ai có thể biết được triển vọng của chuyên ngành này trong một vài năm tới. Nhiều người thành công không phải vì họ đã chọn đúng chuyên ngành mà vì họ yêu thích ngành của mình và sẵn sàng làm việc chăm chỉ trong lĩnh vực của họ.
Trong thời đại thay đổi chóng mặt như hiện nay, nếu không phải là thứ "hứa hẹn" thì đó là thứ mà bạn thích và sẵn sàng chiến đấu cả đời.
Vào tháng 4 năm ngoái, một cô gái tên là Gu Huijing đã giành giải nhất trong cuộc thi Kỹ năng nghề nghiệp dành cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Quảng Đông - Cuộc thi bảo trì cơ điện ô tô. Nhiều phụ huynh đã rất ngạc nhiên khi biết kết quả, bởi hầu hết những nhân lực trong nghề sửa chữa ô tô là con trai.
Sau khi tìm hiểu mới biết, thì ra bố mẹ cô gái ban đầu không thể hiểu được lựa chọn nghề sửa chữa ô tô của con gái mình. Nhưng thấy con gái rất thích nên họ vẫn ủng hộ, cho con theo học. Gu Huijing lao vào ngành học yêu thích, cô đi sớm về muộn để thực hiện các công việc tập luyện "tẻ nhạt" như tháo lắp động cơ, bảo trì, bảo dưỡng và cuối cùng đã đạt được kết quả đáng tự hào. Trước những nghi ngờ, Gu Huijing luôn nói: "Tôi không quan tâm đến tiếng nói và ý kiến của thế giới bên ngoài, vì đây là lựa chọn của tôi".
Tại rất nhiều hội thảo tư vấn nghề nghiệp của các trường ĐH, không ít sinh viên, cả những bạn chuẩn bị ra trường thể hiện sự bế tắc, chán nản, thậm chí là muốn tìm đến cái chết khi mất động lực học tập, định hướng nghề nghiệp vì chọn nghề không yêu thích. Nhiều lý do họ chọn sai nghề như không được định hướng nghề nghiệp, chọn theo trào lưu, theo bạn bè và rất đông người trẻ chọn nghề vì bố mẹ.
Phụ huynh định hướng nghề nghiệp cho trẻ là cần thiết nhưng cần nhất là phải hiểu con, phải phân tích cho con được sự phù hợp với nghề nghiệp. Vì cuộc sống cuối cùng là của riêng đứa trẻ, là những người làm cha làm mẹ, luôn mong rằng con có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, vì vậy có những lúc chúng ta phải để đứa trẻ lựa chọn và tin tưởng sự lựa chọn đó.