Một số trẻ em có tính ăn cắp vặt, đặc biệt là tiền khi còn nhỏ. Mặc dù lúc này trẻ chưa hiểu nhiều về tiền bạc nhưng có lẽ chúng biết được tầm quan trọng của tiền thông qua những sự việc có liên quan trong cuộc sống hằng ngày.
Khi cha mẹ phát hiện tiền trong nhà bị con cái lấy trộm, mỗi người sẽ có những phương pháp dạy con khác nhau.
Bảo Bảo tuy mới 5 tuổi nhưng rất thích được cha mẹ mua cho đồ mới. Mỗi lần đi siêu thị, cậu bé luôn muốn cha mẹ mua cho mình vài món đồ, nếu không sẽ giận dỗi, ăn vạ.
Vì vậy, Bảo Bảo hiểu rằng, tiền rất quan trọng vì nó có thể mua được những thứ mình thích. Cha mẹ của cậu bé thường để một ít tiền trong ngăn kéo. Tuy nhiên, vào một ngày, người mẹ phát hiện tiền trong ngăn kéo bị mất, thủ phạm không ai khác chính là Bảo Bảo.
Khi biết được thủ phạm, người mẹ không mắng Bảo Bảo ngay mà nói một cách ôn tồn: “Mẹ bị mất tiền, con có thể giúp mẹ tìm tiền được không. Nếu con tìm thấy, mẹ sẽ thưởng cho con một món đồ chơi”.
Bảo Bảo rất vui khi nghe điều đó, cậu bé vội vàng lấy tiền ra và nói với mẹ mình đã tìm thấy nó. Người mẹ thấy vậy liền động viên: “Con giỏi quá! Lần tới mẹ sẽ bỏ tiền vào chỗ này, con giúp mẹ canh chừng nhé, đừng để bị mất nữa”. Từ đó đến nay, gia đình của Bảo Bảo chưa bao giờ bị mất tiền nữa.
Trẻ sẽ như thế nào nếu cha mẹ bị la mắng khi phát hiện chúng ăn trộm tiền?
- Làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Tâm hồn trẻ thơ rất mỏng manh, dễ tổn thương, nếu cha mẹ đối xử không đúng mực, không để ý đến lời ăn tiếng nói, họ khiến con mình bị tổn thương mà không hề hay biết.
- Làm trẻ rụt rè, kém cỏi
Nếu trẻ làm điều gì sai trái và không được cha mẹ tha thứ, thậm chí còn bị phóng đại lỗi lầm, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý rất nặng, dẫn tới tính cách trở nên rụt rè, mất tự tin.
- Làm cho trẻ trở nên nổi loạn
Cha mẹ giáo dục không đúng cách sẽ khiến con cái không ngừng đối đầu lại. Đôi khi cha mẹ cần phải “mềm nắn rắn buông” mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi còn nhỏ, trẻ chưa ý thức được hành động ăn cắp là rất nghiêm trọng, vì thế cha mẹ đừng phóng đại hành vi này quá mức. Chỉ cần trẻ được giáo dục đúng cách, điều chỉnh hành vi, chúng sẽ dẫn phát triển theo chiều hướng tốt và thay đổi được những hành vi sai trái của mình.
Khi con ăn trộm tiền, cha mẹ có thể làm gì để giáo dục con cái tốt hơn?
- Tìm hiểu lý do tại sao đứa trẻ lại ăn cắp tiền
Cha mẹ cần nói chuyện một cách bình tĩnh, hỏi trẻ tại sao lại muốn ăn trộm tiền, dùng để mua đồ chơi hay có việc nào đó bí mật. Chỉ bằng cách phân tích nguyên nhân rõ ràng, cha mẹ mới có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề trẻ ăn cắp tiền.
Nếu trẻ muốn mua thứ gì, cha mẹ có thể đáp ứng trong trường hợp này. Đặc biệt cần nhấn mạnh việc trộm tiền là sai trái, không được tái phạm.
- Giao tiếp với con cái
Giọng điệu trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ rất quan trọng khi giao tiếp với con cái vào lúc này. Cha mẹ không nên sử dụng bạo lực, mắng mỏ khi con cái ăn trộm, vì điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý trẻ và không khiến trẻ biết suy nghĩ hơn.
Khi ăn trộm tiền, trẻ cũng rất sợ và khi bị cha mẹ phát hiện ra, chúng càng sợ hãi bội phần. Thay vì để con cái lúc nào cũng sống trong tâm lý sợ hãi, cha mẹ cần giao tiếp với con một cái thoải mái để trẻ nhận ra vấn đề mình đang làm là sai và không được phép lặp lại sau này.
- Giáo dục trẻ hình thành cái nhìn đúng đắn về tiền
Đây là cơ hội để cha mẹ dạy dỗ con cái về ý nghĩa của tiền bạc. Nhiệm vụ quan trọng của trẻ là học tập thật tốt, đừng để chúng quá coi trọng tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên hướng dẫn con cái có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.
Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần, nhưng khi trẻ thiếu hiểu biết và làm những điều sai trái, cha mẹ cần dùng tình thương và lòng bao dung để giáo dục con mình.