Tôi vô tình đọc được trên mạng một bài đăng có nội dung "Không cho trẻ mặc đồ cũ". Đọc thêm một số bài viết tương tự thì nội dung đa phần giống nhau: Mặc quần áo cũ sẽ khiến trẻ mặc cảm, thậm chí ảnh hưởng về tâm lý.
Điều này có thật không? Nếu kết luận "mặc quần áo cũ sẽ khiến trẻ mặc cảm" là đúng, thì chỉ có thể nói rằng: Trẻ có mặc cảm, nhưng không liên quan gì đến quần áo cũ và mới. Bởi vì khi một người dựa vào những vật chất bên ngoài để phản ánh giá trị của bản thân, điều đó chỉ có thể cho thấy: Nhân cách của người đó chưa đủ ổn định.
Ví dụ: Nếu một đứa trẻ mặc quần áo cũ của người khác, chúng sẽ cảm thấy tự ti. Vậy chúng có cảm thấy tự ti khi mặc quần áo cũ của chính mình không? Nếu bộ trang phục của một người có trị giá hàng triệu đồng, nó sẽ khiến anh ta tự tin. Vậy nếu anh ta cởi bỏ bộ trang phục này, liệu anh ta có tiếp tục cảm thấy tự tin?
Ảnh minh họa.
Cô gái nọ tham gia một khóa học thêm. Cô đã gặp một giáo sư già, mặc chiếc áo khoác với phần cổ tay bị sờn, trông như thể phần cổ tay áo sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Ban đầu, cô còn cảm thấy thương xót cho người thầy của mình. Nhưng về sau, cô lại thay đổi suy nghĩ: "Giáo sư thật dũng cảm, không sợ ánh mắt của người khác. Ông ấy hạnh phúc với trạng thái của mình".
Giá trị bản thân của một người không liên quan gì đến những thứ bên ngoài. Nếu giá trị bản thân bị ràng buộc bởi những thứ bên ngoài, thì khi những thứ đó biến mất, giá trị bản thân cũng sẽ biến mất.
Mức độ tự đánh giá bản thân của trẻ một mặt xuất phát từ nhận thức chủ quan của bản thân, một mặt là tấm gương phản chiếu của người khác. Tự nhận thức là một nền tảng rất quan trọng. Nếu khả năng tự nhận thức vững vàng, trẻ có thể tự soi mình trong các mối quan hệ, làm giàu cho bản thân và phản chiếu người khác một cách khách quan.
Ảnh minh họa.
Mặc quần áo cũ của người khác không khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti, chỉ những lời nói của cha mẹ mới khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti. Nếu cha mẹ luôn khóc thương con, kể khổ kiếm tiền, hy sinh bao nhiêu cho con,... - trong môi trường nuôi dạy như vậy, dù có mặc quần áo mới hàng ngày, con cũng cảm thấy tự ti.
Tự ti là một trạng thái tâm lý tiêu cực do cảm thấy những khuyết điểm, sự kém cỏi của bản thân. Nếu cha mẹ thường xuyên cảm thấy mình thua kém người khác và có lòng tự trọng thấp thì họ cũng sẽ phóng chiếu lòng tự trọng lên con cái, điều này sẽ dẫn đến lòng tự trọng thấp ở trẻ.
Điều tôi muốn nói với các bạn rằng siêng năng và tiết kiệm là một đức tính tốt. Việc mặc quần áo cũ sẽ không khiến trẻ cảm thấy tự ti. Đối với việc mặc quần áo cũ, cha mẹ cần chú ý:
- Đầu tiên, nếu trẻ có biểu hiện phản kháng rõ ràng với việc mặc quần áo cũ, đừng ép trẻ, nhân tiện hãy hỏi nguyên nhân.
- Thứ hai, nếu quần áo cũ hư hỏng rõ ràng hoặc kiểu dáng, phong cách khác hẳn với quần áo hiện tại, thì hãy bỏ đi. Đừng cố ép trẻ mặc.
Ngoài sức khỏe thể chất, không gì quan trọng hơn sự phát triển nhân cách của trẻ! Nếu đứa trẻ không chịu mặc quần áo cũ, ít nhất điều đó có nghĩa là sự nhìn nhận về bản thân của trẻ là chưa chính xác và chưa hoàn thiện, và giá trị bản thân được gắn liền với những thứ bên ngoài.
Cha mẹ nên suy ngẫm về những tương tác hàng ngày của họ với con cái, liệu có sự buộc tội, chế giễu, sắp đặt,... và đặc biệt chú ý đến việc loại bỏ sự kìm hãm giá trị bản thân của trẻ.
Sau cùng, mặc quần áo cũ sẽ không khiến trẻ cảm thấy tự ti. Điều có thể khiến trẻ mặc cảm chỉ là ngôn ngữ của cha mẹ: Buộc tội, chế giễu, bỏ mặc, thờ ơ, đàn áp ... Đây đều là những tác nhân giảm bớt lòng tự trọng của trẻ.
Theo Sohu