Kỹ năng sống

Con bị bắt nạt ở trường nên xử lý thế nào: Câu trả lời thể hiện EQ cao của người cha, phụ huynh nên học hỏi

Mối quan hệ giữa những đứa trẻ không phải lúc nào cũng tốt đẹp, ngược lại, vì khả năng nhận thức và phán đoán còn kém, chúng rất dễ có những suy nghĩ lệch lạc, từ đó dẫn đến hệ lụy là áp dụng các hành động sai trái để giải quyết vấn đề. 

Tôi có một người bạn là giáo viên mầm non, cô ấy nói với tôi, giáo dục ngày nay cần được chú trọng, không chỉ kiến thức lý thuyết, mà quan trọng hơn cả là dạy đạo lý đối nhân xử thế, giúp mối quan hệ giữa mọi người trở nên hài hòa hơn. Cô giải thích vì ở trường mầm non nơi cô đang làm việc đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bắt nạt bạn học nên cô mới có suy nghĩ đó.

Việc này làm tôi nhớ đến một bài viết từng đọc trên Weibo, tác giả kể một hôm sau khi tan học về nhà, con gái tâm trạng không tốt, ăn cơm xong ông bèn hỏi bóng gió ở trường con có chuyện không vui à, không ngờ con gái hỏi lại: “Ví dụ con bị đánh thì có được đánh trả không ạ?”

Con bị bắt nạt ở trường nên xử lý thế nào: Câu trả lời thể hiện EQ cao của người cha, phụ huynh nên học hỏi - Ảnh 1.

Câu hỏi này khiến người làm cha nghĩ ngay đến việc có phải con gái mình bị bắt nạt không, người ta đều nói con gái là báu vật của cha, nên tác giả kể ông suýt không nhịn được đã hỏi ai bắt nạt con, còn định dạy cô bé “Đánh trả ngay! Đừng để mình chịu thiệt!”

Nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt vừa tủi thân vừa tò mò của con, ông đã dặn mình phải bình tĩnh hơn, đáp: “Con yêu, cha kể cho con nghe một bí mật nhé, trước đây khi đi học, cha từng bị bạn bè bắt nạt. Nhưng lần đầu tiên cha không đánh trả mà đi mách giáo viên. Thế mà sau đó bạn ấy không biết sửa sai, đến lần thứ hai bị bắt nạt cha đã đánh trả, dù sau đó cũng bị thầy phê bình.” Nghe hết chuyện cha kể, con gái đã bẽn lẽn cười, nép vào lòng ông gật đầu: “Con biết rồi ạ.”

Con bị bắt nạt ở trường nên xử lý thế nào: Câu trả lời thể hiện EQ cao của người cha, phụ huynh nên học hỏi - Ảnh 2.

Thật không ngoa khi khen câu trả lời của người cha thể hiện EQ cực cao. Không những giải đáp thắc mắc cho con, còn khéo léo dạy con cách xử lý đúng đắn. Đồng thời, cách ứng xử đó cũng bảo vệ lòng tự tôn của con cái, rèn luyện cho con năng lực xử lý tình huống độc lập, xứng đáng để các bậc phụ huynh học hỏi. 

Về vấn nạn bạo lực học đường, thông qua nhiều cuộc nghiên cứu và tìm hiểu, kết quả cho thấy đa số những đứa trẻ này đều là nạn nhân của bạo lực gia đình, chính cha mẹ là người trực tiếp “tiêm nhiễm” hành vi bạo lực vào đầu chúng. 

Con bị bắt nạt ở trường nên xử lý thế nào: Câu trả lời thể hiện EQ cao của người cha, phụ huynh nên học hỏi - Ảnh 3.

Khi con cái là nạn nhân của bạo lực học đường, nếu cha mẹ dạy chúng hãy dùng hành động tương tự để chống trả, vậy sẽ vô tình lan truyền quan niệm giáo dục cổ vũ bạo lực. Đây là một tư tưởng lệch lạc về cách hành xử giữa người với người, dễ khiến con cái trở thành người có hành vi bạo lực. 

Bên cạnh đó, cũng có một số bậc phụ huynh ngại phiền phức hoặc không muốn làm lớn chuyện khi con bị bắt nạt nên bảo con phải nhẫn nhịn. Nhưng chuyên gia về hành vi trẻ em Gerald R. Patterson đã đưa ra kết luận: Nếu một đứa trẻ im lặng hoặc rút lui khi bị đánh hoặc giành đồ chơi, sẽ vô tình khuyến khích hành vi bạo lực và giành giật của đối phương. 

Không thể bảo con đánh trả, cũng không thể nhắm mắt làm lơ bảo con nhẫn nhịn. Vậy khi con cái gặp tình trạng bạo lực học đường, phụ huynh nên làm gì để giúp con giải tỏa được cảm xúc tiêu cực và giải quyết vấn đề đúng đắn?

Có thể làm theo một số cách sau:

1. Xoa dịu và kiểm tra con cái trước tiên

Nếu con chủ động nói với cha mẹ về việc mình bị bạo lực học đường, trước tiên cha mẹ hãy xoa dịu con. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên hỏi về vấn đề như ai đúng ai sai, càng không nên chỉ trích lỗi sai của con. Hãy giúp con giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, kiểm tra xem trên người con có dấu đánh hay vết thương nào không, tránh để lại di chứng về sau. 

Con bị bắt nạt ở trường nên xử lý thế nào: Câu trả lời thể hiện EQ cao của người cha, phụ huynh nên học hỏi - Ảnh 4.

2. Tìm hiểu cặn kẽ về quá trình sự việc diễn ra

Ông bà ta thường nói “Có lửa mới có khói”, nên thậm chí nếu con là “người bị hại” vô tội, bậc cha mẹ cũng phải tìm hiểu cặn kẽ sự việc đã xảy ra, để kết luận chắc chắn ai là người sai trước.

Nếu con cũng có lỗi, vậy hãy dạy con cách nhận ra lỗi sai của mình, tuy nhiên không được la mắng hay chỉ trích con, hãy bảo con nên làm thế nào mới đúng, lần sau đừng tái phạm lỗi như thế nữa.

3. Xử lý theo cách hợp lý nhất

Sau khi đã hiểu rõ sự việc, tiếp đó cần có hành động cụ thể. Nếu con cũng có lỗi, vậy hãy dẫn con đến gặp người bắt nạt con. Hai bên cùng thương lượng để đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Thông thường, những trường hợp đơn giản nếu hai bên có thể thấu hiểu và cảm thông, tất cả sẽ được giải quyết chỉ với một nụ cười. 


Cùng chuyên mục

Đọc thêm