Ngủ muộn là định nghĩa mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, thời gian được tính là "muộn" và có thể gây bệnh là sau 23 giờ. Theo nhiều chuyên gia, nếu sau 23 giờ mà bạn vẫn chưa đi ngủ sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng một số cơ quan. Dù ngày hôm sau có ngủ bù nhiều bao nhiêu, thì khả năng tái tạo sức khỏe cũng không kéo về được trạng thái ban đầu.
Cơ thể sẽ nhận 3 hậu quả khi bạn ngủ sau 23 giờ
1. Suy giảm trạng thái tinh thần
Ảnh minh họa
Thường xuyên đi ngủ sau 23 giờ khiến hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi. Do đó, đến ngày hôm sau cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, luôn có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Đồng thời dễ khiến mắt bị khô, mỏi, nặng thì giảm thị lực .
2. Tổn thương da
Từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Khi đó chính là lúc thích hợp để ngủ. Nếu bạn vẫn thức, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh. Từ đó khiến da bị khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm
Ảnh minh họa
Thức khuya hoặc thiếu ngủ có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, giảm khả năng miễn dịch, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên dễ bị cảm lạnh hoặc dị ứng.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, bao gồm các bệnh tim mạch và mạch máu não, rối loạn tâm thần hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.
Người đang bị bệnh dạ dày, bệnh gan, nếu thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Khi trở nên nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng ngược trở lại giấc ngủ, khiến bạn rơi vào cảm giác khó ngủ, gan ngày càng suy giảm.
Thời gian đi ngủ tốt nhất?
1. Từ góc độ melatonin
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học phát hiện, tuyến tùng có thể sản xuất một (hormone) nội tiết gọi là melatonin. Melatonin có vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ và điều hoà nhịp sinh học ở người và loài vật.
Khi màn đêm buông xuống, melatonin bắt đầu tiết ra và tăng lên đến khoảng 22 giờ. Melatonin đạt cực đại vào khoảng từ 2 - 3 giờ sáng. Vì vậy, cần phải đi ngủ trước 22 giờ để có giấc ngủ chất lượng cao.
2. Từ góc độ của trái tim
Tiến sĩ David Plans thuộc Đại học Exeter cho biết, ơ thể mỗi chúng ta có một đồng hồ sinh học bên trong, nó được gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học này giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tinh thần.
Đi ngủ muộn có khả năng làm rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể và gây ra những hậu quả bất lợi cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn phải ngủ trước 23 giờ, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Làm thế nào để đi vào giấc ngủ nhanh?
1. Nghe nhạc
Trước khi đi ngủ, bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng giúp thư giãn các dây thần kinh căng thẳng, từ đó thúc đẩy cơ thể đi vào giấc ngủ.
2. Uống một ly sữa hoặc ăn quả óc chó
Ảnh minh họa
Bạn có thể uống một ly sữa hoặc ăn quả óc chó trước khi đi ngủ, loại quả này có chứa melatonin tự nhiên, không chỉ làm dịu cơn đói mà còn thúc đẩy giấc ngủ.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng ngủ nên vào khoảng 16 - 19℃ và độ ẩm tương đối nên là 40% - 55%. Trong phòng nên lắp rèm cửa có khả năng che ánh sáng tốt. Nếu cần thiết có thể đeo khẩu trang và bịt tai để tránh bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc tiếng ồn bên ngoài.
4. Thiền định
Ảnh minh họa
Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngồi thiền khoảng 5-10 phút và tập trung toàn bộ sự chú ý vào hơi thở. Điều này có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí và thúc đẩy giấc ngủ.
Lời khuyên
Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng phải đi ngủ trước 23 giờ. Không nhìn vào điện thoại di động, máy tính và TV trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh phát ra có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin. Không uống đồ uống có cồn và caffeine sau 15 giờ. Không ăn tối quá no, cách bữa tối và giấc ngủ ít nhất 2 - 3 tiếng.
Ngoài ra, có thể tăng thời lượng hoạt động trong ngày một cách thích hợp như tập yoga, bơi lội hay chạy bộ… giúp giảm căng thẳng trong ngày và cải thiện giấc ngủ vào ban đêm. Trong ngày, bạn có thể nghỉ trưa hợp lý nhưng không được quá 60 phút.
(Nguồn: QQ)