Tài chính

Có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người được không?

Tuy vậy, đối với hình thức này, ngân hàng sẽ có những quy định phức tạp hơn để đảm bảo quyền và lợi ích cho khách.

Điều cần biết về sổ tiết kiệm đứng tên hai người

Thực tế, sổ tiết kiệm đứng tên hai người còn có những lợi ích khác mang lại cho khách hàng, cụ thể:

- Khi sử dụng sổ, người đồng sở hữu sổ có thể dễ dàng rút tiền bất cứ lúc nào.

- Có thể tránh được những thủ tục giấy tờ phức tạp, trong trường hợp 1 trong 2 chủ sở hữu bị mất năng lực hành vi dân sự, vẫn có người còn lại sở hữu và giải quyết sổ tiết kiệm.

Có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người được không? - Ảnh 1.

Các ngân hàng đã có quy định cho phép khách hàng mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người. (Ảnh minh họa)

- Mức lãi suất của sổ đồng sở hữu sẽ tương đương với lãi suất của sổ một người.

- Việc thực hiện giao dịch cũng minh bạch, rõ ràng đối với khách hàng đồng sở hữu sổ tiết kiệm.

Quy định khi rút tiền

Trong trường hợp rút tiền, khách hàng đồng sở hữu phải cùng thực hiện thì giao dịch mới hợp pháp. Nếu khách hàng đồng sở hữu không có mặt để thực hiện giao dịch thì phải làm văn bản thỏa thuận, ủy quyền liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định.

Văn bản ủy quyền thường cần đầy đủ các thông tin như sau:

* Họ và tên khách hàng;

* CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

* Địa chỉ;

* Số tiền gửi tiết kiệm;

* Lý do khách hàng ủy quyền;

* Cam kết chung của khách hàng đồng sở hữu.

Quy định về lãi suất

Ngân hàng không có trách nhiệm về vấn đề phân chia tiền lãi. Tiền lãi hoàn toàn do các đồng sở hữu tự giải quyết, thỏa thuận với nhau. Ngân hàng chỉ xử lý những vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm và tiền lãi sau khi khách nhận được cho đến khi đáo hạn.

Thủ tục gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Để mở sổ đồng sở hữu, khách chỉ cần là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Thủ tục mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu như sau:

Bước 1: Mang đầy đủ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các đồng sở hữu đến phòng giao dịch ngân hàng.

Bước 2: Trao đổi với nhân viên về mở sổ tiết kiệm đứng tên hai người.

Bước 3: Hoàn thành các thủ tục giấy tờ theo quy định của ngân hàng.

Những câu hỏi thường gặp

- Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không hoặc ngược lại?

Trong trường hợp, chồng và vợ đồng sở hữu sổ tiết kiệm thì 1 trong 2 người hoàn toàn có thể rút tiền được nếu đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Cả vợ và chồng đều phải đứng tên trên sổ.

Người chồng hoặc vợ phải viết văn bản ủy quyền cho người vợ hoặc ngược lại.

Trong trường hợp người chồng đột ngột mất hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải để lại di chúc trao toàn bộ giá trị sổ tiết kiệm cho vợ thì vợ mới được rút tiền trong sổ hoặc ngược lại.

- Mở sổ tiết kiệm cho người khác được không?

Câu trả lời là được phép mở sổ tiết kiệm hộ người khác. Bạn có thể mở tự động hoặc thực hiện theo giấy ủy quyền. Có hai dạng khi mở sổ tiết kiệm hộ đó là:

- Sổ tiết kiệm đồng sở hữu, có quyền hạn giống nhau.

- Sổ tiết kiệm đứng tên 1 người.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm