Đánh giá cổ phiếu tâm điểm ngày mai
Cổ phiếu tâm điểm ngày mai (22/8) được các công ty chứng khoán đưa ra là:
CTG - Tín hiệu bán
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Nam (YS30) đóng cửa ở mức 87,84 điểm, giảm 4,6% với khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn giảm về gần vùng quá bán cho thấy đồ thị giá có thể xuất hiện các nhịp hồi, nhưng đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đà bán tháo trong phiên kế tiếp với vùng hỗ trợ gần nhất là 84,35 – 86,12 điểm cho nên nhóm phân tích kỳ vọng đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi khi giảm về mức hỗ trợ này. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 bị hạ xuống mức giảm.
Do đó, trong ngắn hạn, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng bán khi đà giảm tiếp tục mạnh và về vùng hỗ trợ 84,35 – 86,12 điểm. Trong trường hợp, chỉ số YS30 hồi phục mạnh trong phiên kế tiếp thì các nhà đầu tư có thể xem xét hạ một phần tỷ trọng cổ phiếu và chờ mua lại trong nhịp giảm. Hệ thống xu hướng ngắn hạn xuất hiện tín hiệu bán cổ phiếu CTG.
HUT - Xuất hiện tín hiệu phân kỳ trong ngắn hạn
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Phân tích:
- Dòng tiền lớn tham gia với HUT được xác định qua phiên break tại ngày 1/8 khiến cho giá bật tăng khỏi vùng nền tích lũy với khối lượng giao dịch đột biến.
- Điểm tích cực của HUT là trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn nhưng giá liên tục duy trì trên mây Ichimuku.
- Chỉ báo ADX, DI+ và đường trung bình động MA20 đều đang hướng lên cùng cố cho sức mạnh xu hướng tăng giá của HUT.
- Dải Bolingerband vẫn đang cho tín hiệu mở rộng lên phía trên mở ra góc tăng giá cho HUT trong ngắn hạn.
- Trên khung đồ thị 1H, giá của HUT đã điều chỉnh về vùng hỗ trợ Bolingerband dưới và cũng là vùng hỗ trợ cũ của RSI tại đoạn trước.
Phân tích:
Trên khung 1D, MACD tiếp tục mở rộng cho tín hiệu xu hướng tăng vẫn được duy trì, MACD. Trên khung 1H trên xuất hiện tín hiệu phân kỳ trong ngắn hạn tạo thành điểm mua cho HUT tại vùng 26.000 – 26.500 đồng/cp.
VIB - Chi phí tín dụng cao gây xói mòn lợi nhuận
CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research)
Phân tích:
Với sự hỗ trợ của Thông tư 02, SSI Research cho rằng tỷ lệ hình thành nợ xấu đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023 và tỷ lệ nợ xấu sẽ dao động quanh mức 3% trong thời gian còn lại của năm 2023. VIB không mấy mặn mà trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay các chủ đầu tư bất động sản.
Tuy nhiên, chất lượng tài sản suy giảm do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng.
Mặc dù nhóm phân tích cho rằng các động thái hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành bất động sản sẽ giúp thời gian phục hồi của ngành này ngắn lại so với chu kỳ trước, nhưng theo quan điểm của SSI Research, chặng đường phục hồi vẫn còn gặp nhiều thách thức ít nhất trong một năm tới.
Cho năm 2023, các nhà phân tích duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế là 12 nghìn tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ) nhưng chi phí tín dụng ước tính tăng lên mức 1%. SS Research cho rằng NIM sẽ chịu áp lực trong nửa cuối năm 2023 do lãi suất cho vay giảm. Ngoài ra, thu nhập lãi từ tín phiếu kho bạc hỗ trợ NIM trong nửa đầu năm 2023 sẽ không còn trong nửa cuối năm 2023. Do đó, NIM dự kiến sẽ giảm xuống mức 4,9%. Trong khi đó, phí trả trước từ việc gia hạn hợp đồng bancassurance sẽ giúp NFI tăng trưởng 12% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế năm 2024 ước đạt 13,6 nghìn tỷ đồng (tăng 13,5% so với cùng kỳ), được hỗ trợ phần lớn từ NII (tăng 15,3% so với cùng kỳ) và NFI (tăng 14% so với cùng kỳ). Chất lượng tài sản giảm sút vẫn là mối quan tâm chính của nhóm phân tích, với chi phí dự phòng dự kiến cao hơn (tăng 14% so với cùng kỳ lên hơn 2,7 nghìn tỷ đồng). Theo đó, tỷ lệ nợ xấu ước tính là 2,8%, cùng với chi phí tín dụng ở mức 1,0%.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.