Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 12/5: BCG, PVT, TNG

BCG – Đồ thị giá đang trong giai đoạn tích lũy

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của BCG ở mức 85 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của BCG đóng cửa tăng 7% và đồ thị giá tăng gần đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động hẹp quanh mức 20 trong những phiên giao dịch tới.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã cảnh báo tín hiệu mua vào phiên 4/5 với lợi nhuận tạm tính là -1% nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ với tỷ trọng thấp và chỉ tăng dần tỷ trọng hoặc mua mới khi xu hướng ngắn hạn của thị trường xác nhận tăng trở lại.

 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu BCG. (Nguồn: Trading View).

PVT - Doanh thu mảng vận tải tiếp tục tăng trưởng trong quý I

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Phân tích:

Doanh thu và lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ trong quý I tăng trưởng lần lượt 17,8% và 11,8% so với cùng kỳ. Doanh thu mảng vận tải tiếp tục tăng trưởng 22,9% nhưng biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ do ảnh hưởng từ mảng dầu thô.

Nhóm phân tích ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 lần lượt đạt 8.577 tỷ đồng (15,0% so với cùng kỳ) và 880 tỷ đồng (33,3% so với cùng kỳ). EPS dự kiến 2022 đạt 2.555 đồng. Trong đó điểm rơi lợi nhuận được dự báo vào quý III khi PVT tiến hành thanh lý tàu Athena.

Giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh trong khoảng thời gian gần đây và đưa cổ phiếu về mức định giá hấp dẫn. PE 2022 hiện tại ở mức 7,4x, thấp so với mức trên 10x giai đoạn từ đầu năm trở lại đây.

TNG - Lãi sau thuế quý I tăng 74%

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Phân tích:

Trong quý I/2022, TNG đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.260 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước) và 38 tỷ đồng (tăng 74%). Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cải thiện năng suất lao động và nhu cầu tăng lên của khách hàng đối với các sản phẩm may mặc, đặc biệt là từ Decathlon.

TNG đặt kế hoạch năm 2022 với doanh thu và lãi sau thuế lần lượt là 6.000 tỷ đồng (tăng 10% so với kết quả thực hiện năm 2021) và 280 tỷ (tăng 21%). Kế hoạch này không bao gồm đóng góp từ bất động sản. Khu công nghiệp Sơn Cẩm có thể bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của TNG trong nửa cuối năm 2022.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

 

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

So sánh chiến lược kinh doanh của Vinhomes vs Novaland: Novaland mở rộng quỹ đất nhờ M&A, Vinhomes đa dạng hoá kinh doanh để gia tăng nguồn thu bền vững

Với những kết quả kinh doanh ấn tượng bất chấp đại dịch covid-19, Novaland và Vinhomes chính là 2 đại gia đang thống lĩnh vị trí hàng đầu trên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam. Bước sang năm 2022, hai ông lớn này đang đua nhau mở rộng quỹ đất để làm các siêu dự án, đồng thời dần chuyển hướng sang BĐS công nghiệp và xem đây là một trong những trụ cột trong tương lai.

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng chia sẻ tất tật từ chiếc vít, cái tem đến pin xe, marketing, bán hàng với tham vọng bán 600.000 xe từ Việt Nam vào Mỹ với tỷ lệ nội địa hóa 80%

“Đây là thời điểm Vingroup bứt phá trên mọi lĩnh vực, trong đó VinFast là thương hiệu tiên phong thực hiện tầm nhìn toàn cầu của Tập đoàn, hiện thực hoá khát vọng xây dựng thành công một sản phẩm của Việt Nam đẳng cấp cao thế giới”.