Chứng khoán

Cổ phiếu chứng khoán lại giảm sàn la liệt, quá khứ "ăn bằng lần" chẳng qua do nhà đầu tư "đi qua mùa hoa đẹp nhất"

Hai phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận sự điều chỉnh tương đối mạnh của chỉ số VN-Index dưới áp lực bán ra ngày càng dâng cao của nhà đầu tư trên thị trường. Tưởng chừng mức giảm gần 26 trong phiên hôm thứ 2 có thể kích thích lực cầu bắt đáy, tuy nhiên đóng phiên giao dịch hôm nay 19/4, chỉ số chính lại có thêm một cú chỉnh mạnh khi "đánh rơi" hơn 26 điểm để kết phiên tại mức thấp nhất 1.406,45 điểm, về sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.400 điểm.

Bên cạnh những cổ phiếu đầu cơ dòng bất động sản hay nhóm FLC tiếp tục giảm sàn trắng bên mua, nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán hôm nay cũng có phiên thứ hai liên tiếp ngập trong sắc "xanh sàn, con số giảm sàn khi kết phiên là 13 cổ phiếu.

Cụ thể, HCM đã giảm sàn xuống 26.600 đồng/cổ phiếu, TVS, CTS, APG, FTS, VDS, ORS trên sàn HoSE cũng đồng loạt giảm mạnh để đóng cửa tại sắc "xanh sàn".

Trong khi đó, VND giảm 6,8% về 30.000 đồng/cp, SSI gần chạm sàn khi giảm 6,7% về 35.000 đồng/cổ phiếu, SHS, VCI, MBS cũng đều ghi nhận mức giảm trên 3%.

Còn tại sàn HNX và UPCoM – nơi có biên độ dao động lớn hơn – mức giảm cũng mạnh hơn khi DSC giảm sàn 14,9% xuống 13.100 đồng/cp; PSI giảm 9,7%, APS giảm 9,6%, VIG giảm 9,4%, IVS giảm 9,3%, BVS giảm 9,8%, ART giảm 9,8%...

Cổ phiếu chứng khoán lại giảm sàn la liệt, quá khứ ăn bằng lần chẳng qua do nhà đầu tư đi qua mùa hoa đẹp nhất - Ảnh 1.

 Có thể thấy, cổ phiếu chứng khoán đã cho cổ đông hưởng một năm đầy thăng hoa trong năm 2021 với mức tăng bằng lần tại hàng loạt cổ phiếu. Giữa bối cảnh nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh cùng mặt bằng lãi suất thấp khi đó, chứng khoán nổi lên là kênh đầu tư hấp dẫn trong tương quan với các kênh khác như tiết kiệm, vàng hay bất động sản. Các công ty chứng khoán được đánh giá là nhóm "thượng nguồn" hưởng lợi khi hút về doanh thu khổng lồ từ thu phí giao dịch, môi giới chứng khoán, tự doanh...

Ngoài ra, các đợt "game" tăng vốn của công ty chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, đặc biệt tình trạng căng margin chính là liều "dopping" thổi thêm vào giá cổ phiếu ngành. Nhiều người cảm thấy quá dễ dàng lựa chọn cổ phiếu chứng khoán để đầu tư và tỷ lệ sinh lời cao tới mức khiến họ phải thốt ra câu "mua là thắng, bán là thua".

Tuy vậy, con sóng đã dần hạ nhiệt từ giai đoạn cuối năm 2021, nhiều mã đi vào nhịp sideway hoặc điều chỉnh nhẹ, những cơn sóng ngành thỉnh thoảng có ‘dập dìu’ song cũng không kéo dài được lâu. Đến nay, nhiều cổ phiếu đã gần như trở lại mức giá trước khi tạo sóng, nhà đầu tư lỡ may mua đỉnh giá trở nên thấp thỏm lo âu, không biết ngày "về bờ".

Nguyên nhân cho việc này có thể xuất phát một phần từ định giá P/B của những cổ phiếu này đã bị đẩy lên mức cao chưa từng có trong lịch sử sau giai đoạn tăng "nóng".

Theo dữ liệu SSI Research tính đến 19/4/2022, thị trường có 9 cổ phiếu chứng khoán có mức P/B trên 2; tuy nhiên con số này vào cuối quý 4/2021 lên tới 23 mã, thậm chí SBS còn xấp xỉ PB 11 lần. Chính mức định giá cao như vậy đãkhiến cổ phiếu ngành chứng khoán mất đi sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cộng thêm thanh khoản chung không ghi nhận sự cải thiện và kết quả thị giá cổ phiếu buộc phải chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Cổ phiếu chứng khoán lại giảm sàn la liệt, quá khứ ăn bằng lần chẳng qua do nhà đầu tư đi qua mùa hoa đẹp nhất - Ảnh 2.

Một yếu tố không thể bỏ qua là bối cảnh nhiều thông tin tiêu cực khiến thị trường chứng khoán Việt Nam lình xình đi ngang trong suốt những tháng đầu năm 2022. Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán được đánh giá sẽ chịu áp lực trực tiếp gây sụt giảm lợi nhuận thu về, thậm chí có thể ghi nhận thua lỗ. Từ đây, triển vọng kết quả kinh doanh của ngành chứng khoán cũng như cổ phiếu trở nên kém sắc hơn, làm giảm tính hấp dẫn với nhà đầu tư.

Cũng cần nhắc thêm đến rủi ro xuất hiện tại một số công ty chứng khoán với nhịp điều chỉnh mạnh của dòng cổ phiếu trong thời gian qua. Theo đó, việc cổ phiếu nằm sàn liên tiếp nhiều phiên đang làm nổi lên những lo ngại về mức độ ảnh hưởng tới các công ty chứng khoán, đặc biệt là khi lượng cho vay margin tại các cổ phiếu bất động sản hiện ở mức rất cao tại nhiều công ty.

Trong chương trình ‘’Bí mật đồng tiền’’ số 16 phát sóng trên VTV Digital với chủ đề ‘’Trade để sống hay trade để… chết’’, ông Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá về việc nhà đầu tư nói đến thắng thua theo chuỗi trên thị trường chứng khoán.

Vị chuyên gia này cho rằng trong một số trường hợp chỉ là giao dịch theo xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường. "Phương pháp thắng liên tục không có gì đặc biệt, chẳng qua chúng ta đã đi qua mùa hoa đẹp nhất", ông Hưng chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm