Tài chính

Chuyên gia: Việt Nam đã tái cấu trúc ngân hàng nhưng "không tốn tiền"

Tóm tắt:
  • Việt Nam tái cấu trúc ngân hàng mà không tốn tiền, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành.
  • Ngân hàng Nhà nước đã chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém cho các ngân hàng mạnh hơn.
  • Các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được hưởng ưu đãi về vốn và tín dụng để mở rộng quy mô.
  • Chuyển giao ngân hàng yếu kém là giải pháp tình thế, cần có tầm nhìn lâu dài và quy định pháp lý vững vàng.
  • Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém cần thời gian, không thể ngay lập tức tạo ra sự mạnh mẽ.

Ngân hàng Nhà nước đã công bố và hoàn tất việc chuyến giao bắt buộc GPbank cho VPbank, Dong A Bank cho HDbank, OceanBank cho MB và chuyển giao CBbank cho Vietcombank. Việc chuyển giao được kỳ vọng sẽ giúp 4 ngân hàng này khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Trong khi đó, các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về nguồn vốn, room tín dụng để mở rộng quy mô tài sản, dư nợ, để các nhà băng tham gia tái cấu trúc thành công các tổ chức tín dụng yếu kém.

Tại Hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” diễn ra ngày 11/4 tại TP.HCM, nhiều ý kiến về sự tồn tại của các ngân hàng yếu kém được các chuyên gia tài chính ngân hàng mổ xẻ.

Hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” do Báo Tiền Phong tổ chức tại TP.HCM ngày 11/4. (Ảnh: Đại Việt)

Hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?” do Báo Tiền Phong tổ chức tại TP.HCM ngày 11/4. (Ảnh: Đại Việt)

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên chính sách công Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết Việt Nam làm được việc mà ít quốc gia làm được, đó là tái cấu trúc ngân hàng nhưng “không tốn tiền”. Tuy nhiên, việc này không phải là không mất đồng nào.

Thực chất, phương án giải quyết mà Việt Nam đang làm là giúp ngân hàng nhận chuyển giao tăng trưởng nhanh. Cụ thể, các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ lấy lợi nhuận từ tăng trưởng nhanh trong tương lai, để bù đắp cho thua lỗ trong quá khứ.

“Những ngân hàng yếu kém sẽ giữ nguyên, những ngân hàng nhận chuyển giao sẽ tăng trưởng nhanh, để bù đắp. Trên thực tế không ai muốn nhận các ngân hàng yếu kém cả. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ tạo cơ chế ưu đãi cho các ngân hàng nhận chuyển giao”, ông Thành nói.

Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, chia sẻ hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng là hết sức khốc liệt. Một ngân hàng không quá mạnh lại nhận thêm một ngân hàng yếu kém để tái cơ cấu thì công việc hết sức vất vả.

Theo ông Đức, nên làm rõ việc Việt Nam cần có bao nhiêu ngân hàng thương mại cổ phần là vừa. Hiện tại, Việt Nam có 35 ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên, những ngân hàng nào yếu kém thì cần xem lại, bởi chủ trương là không cần quá nhiều ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức: Chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém hiện nay là giải pháp tình thế. (Ảnh: Đại Việt)

Luật sư Trương Thanh Đức: Chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém hiện nay là giải pháp tình thế. (Ảnh: Đại Việt)

“Chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém hiện nay là giải pháp tình thế. Việc chữa cháy cần có tầm nhìn lâu dài. Sự chuyển giao cần phải đảm bảo các quy định pháp lý, vững vàng về kinh tế thì mới giải quyết được câu chuyện hiệu quả, an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ”, ông Đức nói.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường Tài chính và Bất động sản toàn cầu, cho rằng cần có cơ chế để các ngân hàng tự nguyện chuyển giao. Các ngân hàng yếu kém phải tự đi tìm ngân hàng “mẹ” để thực hiện việc tái cơ cấu.

Thực tế, các ngân hàng yếu kém được mua lại 0 đồng nhưng không vực dậy được, càng làm càng lỗ. Việt Nam đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hãy để thị trường quyết định số phận các ngân hàng hoạt động không hiệu quả.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, thuật ngữ “ngân hàng 0 đồng” đang bị lạm dụng. Thực chất, văn bản pháp luật không đề cập khái niệm trên.

Câu chuyện 0 đồng là các ngân hàng được tái cơ cấu 2 năm nhưng không đủ sức vực dậy, buộc phải xử lý. Ngân hàng của Mỹ, Trung Quốc cũng thực hiện những việc tương tự. Mục đích cơ bản là đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, có người đứng ra nhận trách nhiệm nếu người gửi muốn rút tiền. Việc tái cơ cấu không thể giúp ngân hàng yếu kém trở nên mạnh hơn ngay lập tức, mà cần có thời gian hàng chục năm.

“Một người bị sốt xuất huyết không thể đứng lên chạy 25km ngay được, họ cần nhiều năm mới có thể chạy được như vậy. Ngân hàng yếu kém cũng không thể ngay tức khắc vực dậy, họ cần thời gian. Tôi nghĩ, tái cơ cấu thành công là bảo vệ được người gửi tiền, không có cuộc xung đột nào với người gửi tiền”, ông Trung nói.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Sự việc cấp sai loạt sổ đỏ ở Đà Lạt: Công an Lâm Đồng đang thu thập chứng cứ

Ngày 11/4, đại diện Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phân công cán bộ điều tra, hiện đang thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc cấp sai nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại khu vực khu nhà ở Dinh 1 (còn gọi kho Dinh 1, kho gạo cũ) nằm gần Dinh 1, phường 10, TP Đà Lạt mà Báo PLVN đã phản ánh.

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng: Cần hết sức thận trọng!

Việc mua 3 ngân hàng 0 đồng vào năm 2015, về bản chất cũng không khác gì việc chuyển giao bắt buộc lần thứ nhất và đã thất bại nên buộc phải chuyển giao bắt buộc một lần nữa. Vì vậy cần hết sức hạn chế và thận trọng trong việc này, để tránh mất thêm quá nhiều thời gian tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém mà khó lường hiệu quả.

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém: Đừng để bình mới rượu cũ!

Các chuyên gia cho rằng rằng, động thái chuyển giao bắt buộc gần đây đã tạo ra động lực thay đổi thực sự cho các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là câu chuyện khả năng khôi phục dòng tiền kinh doanh đi cùng việc giám sát chặt chẽ về lợi ích nhóm và sở hữu chéo - là những yếu tố đã từng khiến cho nhiều thương vụ tái cấu trúc trước đó thất bại.

"Tôi bán 100 chỉ vàng nhẫn lãi trên 300 triệu đồng"

Chị Thu Hoài ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tôi mua vàng từ nhiều đợt trong năm 2024. Nay tôi bán 100 chỉ vàng nhẫn lãi trên 300 triệu đồng. Tôi thấy trong thời điểm này, không có kênh đầu tư nào lãi bằng vàng”.