Thời sự

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn sau mắc Adenovirus

Vì vậy, để giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn do Adenovirus, chúng ta cần tập trung vào các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đề kháng hô hấp cho trẻ.

Nguy cơ bội nhiễm do Adenovirus ở trẻ đề kháng yếu

Adenovirus là một trong những loại virus gây nên viêm đường hô hấp phổ biến ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh Adenovirus, virus gây cúm A, cúm B, virus hợp bào hô hấp cũng là một trong những mối đe dọa với sức khỏe của trẻ. Nhất là trong thời điểm giao mùa thu - đông hiện nay, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Sức đề kháng hô hấp của trẻ yếu sẽ dễ dàng nhiễm bệnh.

Bà của bệnh nhân nhi Nguyễn Thị Trang (Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội), cho biết cháu mắc viêm phổi do Adenovirus và đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. “Cháu sốt cao khoảng 40 độ trong 5 ngày, kèm theo ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, không ăn uống được gì, nên gia đình đưa cháu đi thăm khám tại bệnh viện. Theo chỉ định của bác sĩ, gia đình cho cháu xét nghiệm máu cùng một số thủ khác thì nhận được kết quả là viêm phổi do Adenovirus kèm bội nhiễm vi khuẩn”", bà nói.

Anh Hoàng Vân Hiệp, bố của bé gái 3 tuổi, nhập viện do viêm phổi cũng bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe của con: “Do tuổi của bé còn khá nhỏ nên khi mắc bệnh, sức khỏe càng yếu ớt hơn. Cơ thể luôn mỏi mệt, chán ăn kèm theo cả triệu chứng khó thở do viêm phổi. Mặc dù gia đình cũng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con, bổ sung đủ thực phẩm đa dạng: tôm, cua, cá, trứng, sữa,.. Tuy nhiên, gia đình vẫn luôn lo lắng, nhất là khi sức khỏe con còn yếu sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm".

TS.BS Nguyễn Văn Tùng - Phó Chủ nhiệm Khoa nhi - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải thích rõ hơn về tình trạng bội nhiễm vi khuẩn do Adenovirus ở trẻ: “Adenovirus đa phần gây biểu hiện từ mức độ nhẹ - vừa, biểu hiện là viêm kết mạc, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, thanh quản và có trường hợp gây viêm dạ dày ruột. Cá biệt một số trường hợp gây biến chứng nặng, bội nhiễm vi khuẩn, điều này phụ thuộc vào tuýp Adenovirus, độ tuổi và sức đề kháng của trẻ. Do đó, khi phát hiện mắc Adenovirus, trẻ cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm khác".

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn sau mắc Adenovirus - Ảnh 1.

Bội nhiễm vi khuẩn sau mắc Adenovirus, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cải thiện đề kháng hô hấp

Bác sĩ Tùng thông tin thêm, do Adenovirus là loại virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị đều là chăm sóc hỗ trợ và điều trị triệu chứng như bổ sung nước điện giải, cung cấp vitamin và khoáng chất,.. để đảm bảo hạ sốt tốt cho trẻ; khôi phục và tăng cường sức đề kháng hô hấp của trẻ.

“Để giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn do Adenovirus, chúng ta nên tập trung vào các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đề kháng cho trẻ. Trước tiên, gia đình cần chăm sóc về mặt dinh dưỡng tốt.

Tiếp theo, chú ý luôn giữ gìn vệ sinh môi trường sống nhằm giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng ly giải vi khuẩn để giúp tăng đề kháng cho hệ hô hấp, hỗ trợ phòng, chống bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp”, BS Tùng nói

Ly giải vi khuẩn mặc dù là khái niệm khá mới ở Việt Nam nhưng đã được công nhận và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi hỗn hợp các kháng nguyên có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý đường hô hấp. Chúng hoạt động theo cơ chế kích thích miễn dịch đặc hiệu sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ly giải vi khuẩn được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm.

Bên cạnh đó, theo Điều dưỡng Mai Thị Nhung (Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cả trẻ nhỏ và người lớn phải  rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của Adenovirus sang trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn khác. Ba mẹ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, nhất là vùng tay, chân, mũi, họng,... để tránh vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp, nếu trường học có trẻ bị nhiễm Adenovirus, thì cần tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Hãy đảm bảo trẻ được cách ly và bảo vệ tuyệt đối đến khi các triệu chứng bệnh biến mất.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm