Bất động sản

Chuyên gia chỉ cách gia cố toà nhà bị nứt do rung chấn động đất

Tóm tắt:
  • Nhiều chung cư cũ tại Việt Nam đã hết niên hạn sử dụng và không đạt tiêu chuẩn kháng động đất.
  • Rung chấn từ trận động đất tại Myanmar đã gây ra nứt tường tại chung cư Diamond Riverside ở TPHCM.
  • Cần khảo sát và đánh giá mức độ an toàn của các công trình bị nứt do động đất.
  • Nếu vết nứt không nghiêm trọng, có thể sử dụng keo và vữa để sửa chữa.
  • Các chung cư cũ cần được gia cố hoặc xây mới để đảm bảo an toàn cho cư dân.

Rung chấn từ trận động đất mạnh 7,7 độ Richter tại Myanmar trưa 28/3 đã lan tới Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, hơn 300 hộ dân đang sinh sống tại chung cư Diamond Riverside, phường 16, quận 8 (TPHCM) cũng phản ánh căn hộ của họ xuất hiện nhiều vết nứt trên tường, nền gạch bị bong tróc sau ít giờ sau vụ động đất xảy ra tại Myanmar.

chung cu nứt động dất 3.jpg
Nhiều chung cư ở Bangkok (Thái Lan) bị hư hại sau động đất. Ảnh: Khaosod

Theo đại diện UBND quận 8, để xác định đây có phải là hậu quả của rung chấn động đất hay không thì cần có kết luận từ cơ quan chuyên môn.

Trao đổi với PV VietNamNet, ThS. KTS Cao Hoàng Anh, Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA, cho hay có nhiều nguyên nhân gây nứt công trình do động đất.

Theo kiến trúc sư này, nếu chung cư chưa được thiết kế theo tiêu chuẩn kháng động đất hoặc chưa thu thập đầy đủ số liệu địa chất tại khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng, thì khi động đất xảy ra, kết cấu công trình dễ bị tác động, dẫn đến nứt nẻ.

“Động đất tác động lớn đến nền đất, làm thay đổi tính chất của đất, gây ra hiện tượng lún hoặc nứt nền móng, chuyển động của nền móng, dẫn đến sự dịch chuyển không đều của toà nhà, làm cho toà nhà bị nứt hoặc gãy tại các khu vực có nền móng không ổn định.

Bên cạnh đó, bản thân nền địa chất dưới công trình xây dựng yếu, quá trình xây dựng nền móng không được gia cố đảm bảo, cộng với tác động của động đất làm cho kết cấu công trình bị nứt là tất yếu”, ông Hoàng Anh phân tích.

Bàn về việc xử lý chung cư bị nứt do động đất, ông Cao Hoàng Anh cho rằng, cần khảo sát đánh giá mức độ an toàn của công trình. Cần mời các chuyên gia có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị công nghệ để xác định rõ vết nứt xuất hiện ở các vị trí như tường cột, dầm, sàn hoặc các kết cấu khác có ảnh hưởng đến cấu trúc chung của công trình hay không.

“Nếu có dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đổ sập cần di dời cư dân”, vị này nhấn mạnh.

nut tuong dong dat vietnamnet.jpg
Tường căn hộ tại chung cư Diamond Riverside bị nứt. Theo cư dân, đây là vết nứt mới xuất hiện chiều 28/3. Ảnh: Cư dân cung cấp

Lo ngại các chung cư cũ hết niên hạn sử dụng

Lưu ý về việc gia cố kết cấu, theo ông Hoàng Anh, trường hợp vết nứt nhỏ không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của toà nhà thì có thể dùng keo chuyên dụng, đục lại lớp vữa bị nứt đóng lưới mắt cáo, tô tường...

Cùng với đó, sử dụng vữa chống thấm, vữa chịu lực cao, vữa gia cố để bù đắp những vết nứt trong các cấu kiện bê tông.

Còn đối với các cấu kiện kết cấu bê tông của công trình bị nứt (cột, dầm, sàn, mái) chịu ảnh hưởng lớn, phương pháp phổ biến là gia cường kết cấu. Có nghĩa là tăng thêm cốt thép, dán tấm thép, tăng mặt cắt bê tông cốt thép, bọc thép bên ngoài, đặt thêm hệ thống gia cường ứng suất trước, gia cố kết cấu bằng vật liệu composite...

Đối với nền móng có hiện tượng bị nứt xé do động đất, cần gia cố lại nền móng bằng nhiều công nghệ như phụt vữa cao áp, phương pháp cọc cứng, hoá chất tại khu vực có nền đất yếu.

“Trường hợp công trình không thể gia cố hay cải tạo, vì an toàn của cư dân, công trình bắt buộc phải thiết kế thi công xây dựng mới”, vị chuyên gia lưu ý.

Ông Lê Văn Thịnh, cựu Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho hay, với các công trình tại Việt Nam, thiết kế chống động đất là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng, đặc biệt trong các khu vực địa chất không ổn định.

Yêu cầu thiết kế chống động đất không chỉ được quy định bởi pháp luật mà còn là tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để bảo vệ công trình khỏi các tác động của động đất.

Tuy nhiên, các khu chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bao gồm cả những tòa nhà được xếp loại D (buộc phải di dời) tại Hà Nội và TP.HCM, đều được xây dựng trước khi có các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kháng động đất. Qua thời gian, những công trình này đã xuống cấp và không còn đáp ứng công năng sử dụng.

Do đó, nếu các công trình này không được gia cố, có nguy cơ nứt, thậm chí sụp đổ khi xảy ra động đất và rung chấn mạnh.

Theo KTS Cao Hoàng Anh, trong quá trình quản lý và bảo trì chung cư, cần theo dõi, gắn các thiết bị quan trắc hiện đại để đánh giá mức độ rung lắc, nứt gãy của kết cấu khi có động đất xảy ra, từ đó có phương án đảm bảo an toàn cho người dân.

“Quá trình thiết kế kết cấu và vỏ bao che của toà nhà, đơn vị thiết kế cần chú ý đến tác động của thiên tai như gió bão, động đất, khuyến khích sử dụng vật liệu có khả năng chống chịu động đất như gạch chịu địa chấn, bê tông dạng phun, bê tông uốn cong, bê tông đúc sẵn”, ông Hoàng Anh nói.

Cả nước hiện có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM, trong đó nhiều nhà chung cư theo kết quả kiểm định thuộc diện cải tạo, xây dựng lại.

Riêng trên địa bàn Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó 80 chung cư ở mức D là mức nguy hiểm cần được cải tạo và xây mới, nhưng số chung cư được cải tạo mới chỉ chiếm khoảng 1,2%.

Sập tòa nhà ở Thái Lan, công trình Việt Nam có quy định chịu động đất?

Sập tòa nhà ở Thái Lan, công trình Việt Nam có quy định chịu động đất?

Nếu công trình không được thiết kế để chịu động đất theo tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp, rung chấn có thể gây ra mất ổn định kết cấu, có nguy cơ đổ sập.
Thực hư hơn 300 căn hộ tại TPHCM bị nứt tường nghi do rung chấn động đất

Thực hư hơn 300 căn hộ tại TPHCM bị nứt tường nghi do rung chấn động đất

Hàng trăm căn hộ tại một chung cư ở TPHCM đã xuất hiện các vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc. Nhiều cư dân cho rằng nguyên nhân do rung chấn động đất từ Myanmar.
Chung cư nứt toác lộ lõi thép sau động đất ở Thái Lan

Chung cư nứt toác lộ lõi thép sau động đất ở Thái Lan

Sau dư chấn do ảnh hưởng của động đất ở Myanmar, nhiều chung cư ở Bangkok (Thái Lan) bị nứt toác, hư hại khiến người dân bất an.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

TP - Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong quá trình phát triển công nghiệp, trong đó, mức độ hấp thụ công nghệ và trình độ quản lý sản xuất vẫn đang ở mức rất hạn chế.

Ðòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - Bài 6: Mãi ở phân khúc thấp, vì sao?

TP - Sau nhiều năm, hàng loạt đại bàng, doanh nghiệp FDI toàn cầu đã có mặt và kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau mặt trái của tấm huy chương về thu hút FDI chính là sự phụ thuộc về năng lực công nghệ, cũng như định hướng lại cơ cấu ngành nghề để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ, đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quy định mới về nhà ở thương mại, chữ ký số

Chính sách mới về thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030; phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số; sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững... có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Tin xem nhiều